— Đúng chỗ này chứ?
— Đúng, cần phải đi vòng qua vũng. Chúng ta phải mất đến nửa giờ
đấy.
Những người đánh cá không đến nỗi hoang mang như cư dân trong
thành phố bởi cái thảm kịch diễn ra xung quanh quầy cà phê của khách sạn
Amiral, nên có một chục con thuyền lợi dụng sự bình yên tương đối để
chèo đến tận lối ra cảng hứng gió.
Viên cảnh sát trẻ phóng ánh mắt ân cần của một cậu học trò tiểu học về
phía Maigret như để làm vừa lòng người thầy của mình.
— Ông biết đấy… Ông thị trưởng và tay bác sĩ cùng chơi bời với nhau ít
ra là mỗi tuần hai lần. Việc này ắt phải gây cho ông ta một vố…
— Những người trong vùng kể lại như thế nào…
— Điều ấy còn tuỳ thuộc ở nhiều người, dân nghèo, thợ thuyền, những
người đánh cá không quá xúc động. Và hầu như họ hài lòng về việc này, vì
tay bác sĩ, ông Le Pommeret và ông Servières, tiếng tăm không được tốt
cho lắm. Dĩ nhiên là… người ta không dám nói gì về các ông ấy. Tuy nhiên
các ông ấy cũng hơi lạm dụng, lừa phỉnh làm hư hỏng tất cả những cô bé
của các nhà máy. Mùa hè, họ cùng với bạn bè ở Paris, điều ấy còn tệ hại
hơn. Họ nhậu nhẹt, làm ầm ĩ phố xá đến hai giờ sáng như thể thành phố là
của riêng họ… Chúng tôi thường nhận được những lời than phiền. Nhất là
những ai có liên quan đến ông Le Pommeret khi ông không thể nào nhìn
thấy một chiếc váy mặc trong mà không lồng lộn lên. Thật là buồn phải nói
rằng… Nhưng các nhà máy ít làm việc, ở đấy thất nghiệp… Thế là, với
đồng tiền… tất cả những cô gái ấy…
— Trong trường hợp ấy ai là kẻ bị lay chuyển?
— Những người khác! Những kẻ phàm tục! Và các nhà buôn có quan hệ
với nhóm ở quầy cà phê Amiral. Đấy như là trung tâm của thành phố, phải
không? Ngay như ông thị trưởng cũng đã đến đấy.
Người cảnh sát cảm động về sự ân cần mà Maigret đã quan tâm, chú ý
đến anh.
— Chúng ta đang ở đâu?
— Chúng ta vừa rời thành phố. Kể từ đây trở đi, bờ biển hầu như vắng