Anh ta không bao giờ có can đảm nói chừng ấy bằng một câu hỏi và
càng nói anh càng lấy lại được can đảm. Thay cho hành động khích lệ,
người cảnh sát trưởng thở dài:
— Tất nhiên… Tất nhiên…
— Bối rối ư… Tôi nhận thấy rằng có lẽ tôi đã gây cho ông ấn tượng của
một tên hèn nhát. Quả đúng thế! Tôi đã sợ hãi, một sự sợ hãi mơ hồ chặn
ngang cổ họng ngay từ thảm kịch đầu tiên và nhất là khi có vấn đề của con
chó vàng.
Anh vừa bước từng bước ngắn trong phòng giam vừa nhìn xuống đất,
nét mặt linh hoạt hẳn lên.
— Tôi đã định xin ông che chở cho, nhưng tôi sợ phải thấy ông mỉm
cười. Tôi còn sợ sự khinh miệt của ông nhiều hơn, bởi vì những người đầy
nghị lực coi thường những kẻ hèn nhát.
Giọng nói của anh trở nên the thé.
— Và tôi thú nhận điều ấy, ông cảnh sát trưởng ạ, tôi là một kẻ hèn nhát.
Thế là tôi đã sợ mất bốn ngày, bốn ngày tôi đau khổ vì sợ hãi. Đấy không
phải là lỗi của tôi. Tôi đã phải khám bệnh để biết rõ một cách chính xác
tình trạng sức khỏe trong trường hợp của tôi. Khi mới sinh ra, tôi đã phải
đặt trong một cái lồng ấp nhân tạo. Và tuổi thơ của tôi, đã phải chịu đựng
tất cả các bệnh của trẻ con. Rồi khi chiến tranh nổ ra, các thầy thuốc khám
bệnh mỗi ngày năm trăm người đã tuyên bố sức khỏe tôi tốt và đã gửi tôi ra
mặt trận. Thế mà không những tôi bị yếu phổi với những vết sẹo của
thương tổn cũ, mà hai năm trước đây, người ta đã lấy của tôi đi một quả
thận. Tôi rất sợ… Sợ, vì thế mà trở thành điên. Các y tá đã nâng tôi lên khi
tôi bị vùi lấp trong một cái hố của quả đại bác. Và cuối cùng người ta đã
nhận thấy rằng tôi không đủ khả năng phục vụ trong quân đội... Điều tôi kể
cho ông có lẽ chẳng hay ho gì. Nhưng tôi đã quan sát ông. Tôi có cảm
tưởng là ông có thể hiểu được. Thật dễ hiểu, sự khinh miệt của những
người quả cảm đối với một kẻ hèn nhát. Có lẽ người ta còn lo lắng để biết
được những nguyên nhân sâu xa của sự hèn nhát.
Ông xem! Tôi hiểu rằng ông nhìn nhận cái nhóm ở quầy cà phê Amiral
của chúng tôi không được thiện cảm. Người ta đã nói với ông rằng tôi chăm