Lúc này, các trường học vẫn hoạt động bình thường. Nhưng chúng tôi đến lớp để chơi
hơn là để học. Các thầy cô ngồi trên bục giảng bình luận thời sự thay vì giảng bài . Một số tỏ
ra lo lắng rụt rè. Một số phấn khởi ra mặt, chửi Mỹ và chính quyền công khai .
Học trò đứa nào muốn nghe thì ngồi trong lớp, đứa nào muốn đi chơi thì tót ra ngoài .
Kim Dung hỏi tôi :
- Ông có biết tin gì về gia đình không ?
Tôi buồn bã lắc đầu .
- Con` ở nhà Kim Dung thì sao ? - Tôi hỏi lại .
Nó nhún vai :
- Ông già sợ xanh mặt, đang chuẩn bị vù !
- Vù đi đâu ?
- Ra nước ngoài .
Tôi thắc thỏm :
- Kim Dung có đi không ?
Nó lại nhún vai :
- Chưa biết ! Vui đi, buồn ở !
Nó tùy hứng kiểu đó, tôi chẳng biết nó đi hay nó ở. Trong thâm tâm, tôi không muốn
Kim Dung đi . Tôi không muốn xa một người bạn tuyệt vời như nó.
Ngoài nỗi lo mất Kim Dung, tôi còn một nỗi lo khác. Từ ngày đứt liên lạc với gia đình, tôi
bị đứt luôn cả nguồn cung cấp tài chính. Trước đây, tiền cơm và tiền tiêu vặt hằng tháng mẹ
tôi đều gửi vô . Bây giờ, mọi thứ tôi phải tự xoay xở lấy . Dì tôi chẳng hỏi han gì đến chuyện
tiền nong nhưng thấy gia đình dì chẳng sung túc gì, tôi chẳng muốn tạo thêm gánh nặng cho
dì.
Tôi kêu thằng Bảo tới nhà, hai đứa chở sách đi bán ngoài chợ sách cũ ở đường Công Lý.
Tủ sách của tôi có đến gần ngàn cunh "n, tôi gom góp mua trong mấy năm nay . Tôi lựa một
số cuốn giá trị tặng cho Quỳnh và Lan Anh, còn bao nhiêu tôi và thằng Bảo đem bán ráo .