CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 11

lan rộng. Hiệu ứng phá hủy hàng loại của cuộc chiến thuốc diệt cỏ bị gọi là
“Diệt chủng môi trường”, cái tên được đặt bởi các nhà khoa học phản đối
hình thức chiến tranh này từ năm 1964, đây cũng là những người giành được
quyền tới kiểm tra những ảnh hưởng của thuốc đối với Việt Nam vào sáu
năm sau. Họ phát hiện thấy không chỉ “cỏ” biến mất mà môi trường sống
cũng bị tàn phá - và viễn cảnh rằng chính những chất hóa học ấy có thể làm
hại con người và động vật đã lờ mờ hiện ra.

Sự tranh cãi kéo dài về thuốc diệt cỏ đã đảo lộn một phần quan trọng

chính sách hòa hoãn của Tổng thống Richard M.Nixon nhằm giảm bớt căng
thẳng trong chiến tranh lạnh với các nước cộng sản trên thế giới. Một trong
những sáng kiến giảm căng thẳng của Nixon là đưa nước Mỹ lên lãnh đạo
chủ trương cấm phổ biến toàn cầu các vũ khí hóa sinh học. Cuối cùng,
Nixon đã đơn phương chấm dứt chương trình vũ khí sinh học của quân đội
Mỹ. Cuối năm 1969, Nixon thông báo kế hoạch tái đệ trình Nghị định
Geneva 1925 để Thượng viện thông qua. Hiệp ước quốc tế này buộc các
nước ký kết không được sử dụng vũ khí hóa học và sinh học trong chiến
tranh. Thông cáo chỉ ra rằng việc sử dụng “các khí gây ngạt, khí độc hay các
loại khác, và tất cả những chất lỏng, vật liệu và thiết bị tương tự đã bị dư
luận thế giới văn minh lên án”.

Sáng kiến của Nixon đã giúp những người phản đối chiến dịch Ranch

Hand có một cơ sở lý tưởng để kết thúc chiến tranh diệt cỏ ở Việt Nam và
ngăn chặn các cuộc chiến tương tự trong tương lai. Họ thuyết phục Ủy ban
Thượng viện về Quan hệ đối ngoại (SCFR) lồng ghép việc từ bỏ chiến tranh
diệt cỏ vào nghị định Geneva. Nixon bác bỏ đề nghị, viện dẫn cơ sở pháp lý
đã từng được đưa ra lần đầu dưới thời Kennedy rằng: Hiệp ước Geneva chỉ
cấm các loại vũ khí gây chết hay có hại cho người, chứ không phải thực vật.
Điểm mấu chốt ở đây là trong suốt thời chiến, sự phá hủy sinh học đối với
thực vật - nền tảng của hệ sinh thái - đã không được lưu lại để làm bằng
chứng cho việc vi phạm điều ước quốc tế. Về phương diện sinh thái, lập
luận mà họ đưa ra hầu như không thuyết phục chút nào vì thuốc diệt cỏ được
rải với số lượng lớn rõ ràng sẽ không chỉ làm hại thực vật. Hơn nữa, các nhà
khoa học cũng lập luận rằng những loại thuốc diệt cỏ này được sản xuất dễ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.