CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 130

mật của chính phủ và suy thoái môi trường. Vì những tranh cãi xoay quanh
thuốc diệt cỏ, AAAS đã thêm một ủy ban mới, thuộc nhóm “Nâng cao đời
sống con người”, tên là “Ủy ban Biến đổi môi trường”.

Tới năm 1965, AAAS bắt đầu chú ý tới chiến tranh Việt Nam. Những mối

lo ngại của các nhà khoa học về chiến tranh thể hiện một sự phát triển logic
trong nền tảng triết lý của AAAS. Thậm chí ở thời điểm đầu này, thời điểm
được gọi là “lúng túng hay trung lập” về hành động của Mỹ ở Việt Nam,
nhiều nhà khoa học cho rằng chiến tranh ở Việt Nam đơn giản là bước tiếp
theo của xu hướng tiến lên chủ nghĩa quân phiệt công nghệ sau chiến tranh.
Ở cuộc họp thường niên của AAAS vào năm 1965, Ủy ban các vấn đề Hội
đồng đưa ra một nghị quyết tên là “Lối ra cho chiến tranh Việt Nam”. Hai
đoạn cuối đã khiến nghị quyết này trở thành “có-một-không-hai” trong số
các tuyên ngôn phản đối chiến tranh thời kỳ đầu:

“Việc kéo dài chiến tranh ở Việt Nam, khiến những hiểm họa toàn cầu

tăng lên, không chỉ đe dọa cuộc sống của hàng triệu người mà còn ảnh
hưởng tới những giá trị nhân đạo và mục tiêu mà chúng ta đang nỗ lực gìn
giữ.

Bên cạnh những mối lo chúng ta cần sẻ chia với người dân, với tư cách là

những nhà khoa học, chúng ta cũng có trách nhiệm lớn lao là chỉ ra cái giá
quá lớn của việc tiếp tục nghiên cứu khoa học phục vụ chiến tranh. Giống
như tất cả các ngành khác, khoa học không thể phát triển nở rộ, thậm chí có
thể bị hủy hoại đáng kể, trong một xã hội mà những nguồn tài nguyên ngày
càng được sử dụng nhiều cho mục đích quân sự”.

Vì thế, cuộc chiến ở Việt Nam đã hội tụ hai điều mà các nhà khoa học

quan tâm đến chính trị vô cùng lo ngại trong suốt hai mươi năm trước đó.
Thứ nhất, đây là một cuộc chiến thực sự chứ không chỉ là cuộc chiến giả
thuyết mà biểu hiện là các cuộc thử nghiệm hạt nhân thường xuyên trong
thập kỷ trước đó, do đó có nguy cơ lớn hơn về sự leo thang từ chiến tranh
cấp vùng (hay “sân khấu phụ” theo cách nói trong ngành quốc phòng) thành
chiến tranh chiến lược toàn diện với sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc,
hoặc cả hai. Thứ hai, thậm chí nếu Mỹ tránh được chiến tranh leo thang
thành xung đột toàn cầu, thì Mỹ cũng cần tiêu tốn rất nhiều của cải và và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.