Đây là một bước đi chiến thuật - Pfeiffer hiểu rất rõ rằng việc áp dụng
một lập trường phản tranh gay gắt hơn có thể khiến nghị quyết cấp ủy ban
hoàn toàn thất bại; hơn nữa, mục đích cuối cùng của việc điều tra độc lập về
hậu quả sinh thái của thuốc diệt cỏ ở Việt Nam cần sự giúp đỡ và tham gia
của các quan chức quân sự Mỹ. Tuy vậy, nghị quyết cũng đã trải qua nhiều
lần sửa đổi trước khi đến tay hội đồng điều hành vào cuối năm đó. Một số
thành viên của AAAS, bao gồm cả các nhà khoa học của chính phủ, đã ngay
lập tức phản đối đề nghị tổ chức điều tra và thậm chí là chấm dứt hoạt động
chiến tranh ấy để bảo vệ những người lính Mỹ tại Việt Nam. Hội đồng điều
hành khá thờ ơ với vấn đề mà Pfeiffer đánh giá là cấp bách, và quan trọng
nhất là họ đã bác bỏ lời kêu gọi AAAS trực tiếp tham gia nghiên cứu thuốc
diệt cỏ và các vũ khí sinh hóa khác tại Việt Nam.
Bù lại, AAAS đã đảm bảo rằng những quan ngại từ Pfeiffer sẽ được gửi
đến cấp cao nhất của chính phủ. Vào tháng Chín năm 1967, Don Price, hiệu
trưởng trường chính trị Kennedy thuộc đại học Havard và là chủ tịch AAAS,
đã viết một bức thư gửi Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert McNamara. Price
đã giải thích rằng các thành viên của AAAS “nhất trí rằng dư luận rất muốn
được biết thêm về ảnh hưởng lên môi trường tự nhiên (và do đó ảnh hưởng
gián tiếp tới con người) của những chất được sử dụng để phá hoại mùa màng
và khai quang các khu rừng trong các hoạt động quân sự tại Việt Nam. Ban
giám đốc cho rằng AAAS chưa được trang bị đầy đủ để thực hiện một cuộc
nghiên cứu như vậy, và cho rằng nếu không có sự cho phép và hỗ trợ từ phía
quân đội hay cơ quan hữu quan nào khác, thì sẽ không thể nào tiến hành bất
kỳ nghiên cứu khoa học hiệu quả nào trong vùng chiến sự đang diễn ra. Vì
vậy, ban giám đốc chúng tôi trân trọng đề xuất rằng Bộ Quốc phòng chấp
thuận và hỗ trợ một nghiên cứu được tiến hành bởi một viện hay ủy ban
khoa học độc lập, về cả hậu quả ngắn hạn và dài hạn các việc sử dụng các
chất độc hóa học làm thay đổi môi trường trong hoạt động quân sự”.
Đơn vị mà Price nhắm đến là Viện khoa học quốc gia (NAS). Những
miêu tả của ông về NAS đúng một nửa: So với AAAS, NAS là một tổ chức
có tiếng tăm trong giới; các thành viên có chọn lọc hơn và cương lĩnh hoạt
động của tổ chức này không liên quan tới những hoạt động chính trị như