khí sinh hóa học của Mỹ, nhưng các sinh viên phản chiến vẫn không thấy có
gì khác biệt. Vào mùa thu năm 1965, các sinh viên ở trường đại học
Pennsylvania phát hiện ra rằng các lãnh đạo cấp trường đã liên kết với quân
đội Mỹ để phát triển một loạt các vũ khí đàn áp, bao gồm chất chế ngự thần
kinh (khí chống bạo động), vũ khí sinh học, và loại thuốc diệt cỏ mạnh hơn
có tên mã là Spicerack. Cuộc biểu tình của sinh viên sau đó, với sự tham gia
tổ chức của nhà hoạt động cấp tiến Galbriel Kolko, đã yêu cầu trường đại
học này chấm dứt các hợp đồng vũ khí sinh hóa học với quân đội. Nếu như
các cuộc biểu tình phản chiến nói chung thiếu đi tính cụ thể, thì các sinh
viên tại Penn đã có thể tập trung vào một mục tiêu rõ ràng: trường đại học
của chính họ, thay vì “liên hợp quân sự - công nghiệp” khó nắm bắt hơn hay
chính phủ liên bang quá mạnh. Như một điềm báo cho sự may mắn của các
nhà khoa học đang nghiên cứu tại Việt Nam khi họ trở về, các sinh viên ở
Penn đã buộc chấm dứt được chương trình Spicerack năm 1967.
Dù là các biểu tình viên “chuyên biệt” ở trường đại học, các nhà khoa học
cũng chú ý cả tới ngành công nghiệp sản xuất thuốc diệt cỏ nói chung, đặc
biệt là công ty hóa chất Dow ở Midland, Michigan. Bên cạnh việc sản xuất
Chất độc da cam, Dow cũng là nhà cung cấp chính bom Napan cho quân đội
Mỹ tại Việt Nam; và chính loại vũ khí này đã khiến Dow trở thành thành
viên nguy hiểm nhất trong “liên hợp quân sự- công nghiệp” trong mắt những
nhà phản chiến. Bom Napan là loại vũ khí được chế tạo đơn giản như thuốc
diệt cỏ. Được nghiên cứu phát triển tại đại học Havard suốt thế chiến thứ II,
nó là một loại xăng dầu cô đặc, được đánh lửa và ném vào mục tiêu; những
ai bị bắt lửa sẽ bị bỏng khủng khiếp. Khi đó (thậm chí cả bây giờ) không có
luật quốc tế nào cấm sử dụng bom Napan hay bất cứ vũ khí gây cháy nào
trong chiến tranh. Tuy vậy điều này không có nghĩa lý gì với những người
xem công ty hóa chất Dow là hiện thân cho tội ác của Mỹ ở Việt Nam. Năm
1967, nhà sử học cánh tả Howard Zinn khi đặt tựa sách đã chơi chữ Dow sẽ
không giết (Dow Shalt Not Kill). Cuốn sách ghi lại những con số đen tối về
về lượng bom Napan và thuốc diệt cỏ mà Dow đã cung cấp cho quân đội
Mỹ, và nó là cách sinh viên vận dụng quyền công dân một cách mạnh mẽ để