7
KHẢO SÁT MỘT THẢM HỌA
◄○►
C
uộc chiến tranh của mỹ tại Việt Nam không phải là cuộc chiến đầu tiên
tàn phá sinh thái với quy mô lớn ở đất nước này. Nhật cũng đã tàn phá rừng
Việt Nam trong thời gian chiếm đóng trong thế chiến thứ II. Để đạt được
mục đích chính của Nhật là bòn rút tài nguyên thiên nhiên từ Đông Dương
nhiều nhất có có thể, lính Nhật đã đốn sạch năm mươi ngàn héc-ta rừng cây
gỗ nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam. Rừng ở nơi đây lại tiếp tục bị tàn phá
nặng nề trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),
khiến một quan sát viên người Mỹ, trước khi Mỹ tham chiến ở Việt Nam,
phải ví tình trạng rừng ở đất nước này và những người sống nhờ rừng giống
như “một bệnh nhân ốm nặng mà ta cần bảo vệ và chăm sóc đặc biệt”.
Những nhà khoa học phản đối chiến tranh diệt cỏ càng cảm thấy thương cảm
hơn khi chiến tranh diệt cỏ được tiến hành trên khu vực đa dạng sinh học (và
hầu như chưa được nghiên cứu đầy đủ.)
Vùng sinh thái chính của miền Nam Việt Nam (ngày nay là khu vực miền
nam của Việt Nam thống nhất) nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, khu vực
có các nhánh sông và các đồng bằng phù sa với đất đai vô cùng màu mỡ,
được mệnh danh là “vựa lúa” của Đông Nam Á. Dưới thời Sài Gòn (hay còn
gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975), sông Mê Kông đổ ra Thái Bình
Dương, hoàn tất cuộc hành trình hơn 4,300 km bắt đầu từ cao nguyên Tây
Tạng ở Trung Quốc, uốn lượn qua Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia
trước khi tới vùng đồng bằng do phù sa bồi đắp ở Việt Nam. Về phía bắc và
phía đông là dải rừng rụng lá thường xanh phong phú. Về phía nam ven biển
của vùng Cửu Long là các khu rừng đước ngập mặn rộng lớn (hình 11).