Ở các khu vực khô hạn hơn, cây thông chiếm ưu thế. Các khu vực ẩm ướt
ở bắc Sài Gòn có hệ sinh vật đa dạng, với rừng xích đạo đặc trưng. Miền
Nam Việt Nam chịu ảnh hưởng gió mùa từ biển Đông. Vào mùa mưa, lượng
mưa có thể lên tới hơn 2000 mm, kéo dài từ tháng năm tới tháng mười một,
tiếp theo là một mùa khô kết thúc vào mùa xuân sau. Sự đa dạng của độ ẩm
theo mùa và theo khu vực tạo ra đất đỏ, vàng, và màu xám ở cả vùng với
mức độ axit và màu mỡ khác nhau. Ở các vùng đất canh tác, thổ nhưỡng
phong phú cho phép trồng trọt hàng trăm loài cây lương thực và cây ăn quả.
Về phía bắc, gần cố đô Huế và khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 17 trước đây
là vùng Tây Nguyên. Những dãy núi chạy từ bắc xuống nam, qua những khu
rừng nhiệt đới dày đặc nhất. Những khu rừng này đã bị đốn hạ suốt hàng
ngàn năm qua để làm ruộng bậc thang trồng ngô và lạc. Khu vực này cũng
sản xuất ra nhiều sản phẩm thương mại xuất khẩu như cao su và cà phê.
Các số liệu chính thức đã ước tính rằng có khoảng 2,500 loài cá, bò sát,
chim và động vật có vú quý hiếm ở miền Nam Việt Nam. Sự đa dạng của
quần thể động thực vật ở miền Nam Việt Nam khiến người ta không thể nào
khái quát hóa về hệ sinh thái ở vùng này. Hay nói cách khác, so với những
vùng khác, môi trường ở miền Nam phong phú đến kinh ngạc. Sự đa dạng
sinh thái ở Việt Nam càng đặc biệt hơn khi ta xem xét về dấu ấn con người
để lại nơi đây. Vùng này đã không còn “nguyên thủy” suốt 4000 năm qua.