CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 150

rõ những mối quan tâm của mọi người về việc hàng ngàn héc ta rừng và đất
trồng trọt đang bị ảnh hưởng… Không ai biết những chất độc ấy sẽ gây ra
những tác động lâu dài gì, và không ai biết về các cuộc nghiên cứu khoa học
đang được tiến hành ở miền Nam Việt Nam để xác định những tác động ấy”.
Coolidge tiếp tục thuyết phục AAAS ủng hộ nghiên cứu độc lập của ông. Từ
năm 1966, E. W. Pffeifer đã bắt đầu ngờ vực. Giờ đây, mọi việc đã rõ, những
đảm bảo của Lầu Năm Góc về sự an toàn sinh thái là vô căn cứ nếu không
có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh cho tuyên bố ấy. Người lãnh
đạo của AAAS có lý do để tin Pfeiffer đúng khi ông yêu cầu điều tra.

Phát hiện của Coolidge càng làm Wolfle bối rối hơn khi các quan chức

quân sự tiết lộ rằng những chiếc phi cơ phun thuốc diệt cỏ đang sử dụng hợp
chất diệt lúa có chưa thạch tín hóa trị 5. (Chất độc Xanh, tên gọi theo lược
đồ cầu vồng của Ranch Hand). Các hóa chất như Chất độc da cam, 2,4-D và
2,4,5-T đều tỏ ra kém hiệu quả hơn trong việc diệt cây thân cỏ, hay các cây
lá kim. Vào tháng Bảy, AAAS yêu cầu Lầu Năm Góc ngừng phun Chất độc
Xanh vì hai lý do. Trước hết, các nhà khoa học coi việc tàn phá các cây
lương thực của người Việt Nam với quy mô lớn là một mối đe dọa về một
thảm họa lương thực đối với người dân; thứ hai, khác với Chất độc da cam,
thạch tín đã được xác định là chất độc, cũng như chất độc da cam. Lầu Năm
Góc bác bỏ lời kêu gọi của AAAS, lý lẽ rằng thuốc diệt cỏ có thạch tín vẫn
được sử dụng trên các cánh đồng bông và thuốc lá của Mỹ, và bám lấy giả
thuyết của thời Kennedy rằng chừng nào quân du kích giải phóng vẫn còn
nguồn lương thực ổn định thì sẽ không thể bị đánh bại. Một cuộc họp ban
giám đốc vào tháng Mười đã đề xuất một thay đổi lớn, vì bản đề xuất ban
đầu của E. W. Pfeiffer không được các thành viên AAAS đón nhận nhiệt
tình. Vào thời điểm sau này, mười hai trong số mười ba thành viên quản trị
ủng hộ một nghị quyết mới, với nội dung rằng tuyên bố của Lầu Năm Góc
về sự an toàn của toàn thể chiến dịch Ranch Hand là không có cơ sở.

Một trong những nhân tố chính làm bùng nổ tranh luận là các nhà khoa

học dân sự và quân đội không trao đổi thông tin được với nhau. Vấn đề này
phản ánh rõ nét khoảng cách giữa việc ra quyết định về chính trị, quân sự tại
Việt Nam và trong xã hội Mỹ. Các nhà khoa học không chỉ đơn thuần muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.