chẳng có lợi gì. Pfeiffer chỉ quan tâm đến tính cấp bách của vấn đề, và năm
1968 lại là đỉnh điểm của chiến dịch diệt cỏ. So với năm trước đó, chiến
dịch Ranch Hand đã tăng gấp đôi mức chi tiêu. Pfeiffer cứ khăng khăng đòi
tới Việt Nam và ông đã thành công. Ông tới Việt Nam một năm trước khi
AAAS thực hiện chuyến đi nghiên cứu. Sau khi Pfeiffer viết nhiều lá thư tới
USDA để chỉ trích về nghiên cứu thuốc diệt cỏ mà cơ quan này đã thực hiện
ở Việt Nam, một quan chức bực mình đã thách ông tự thực hiện cuộc nghiên
cứu riêng để tìm ra các thiếu sót trong các nghiên cứu của chính phủ. Với sự
hỗ trợ nhiệt tình từ Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng, Pfeiffer chấp nhận
thách thức này, với sự tham gia của Gordon Orians từ Đại học California ở
Berkeley. Với sự hậu thuẫn của Hội trách nhiệm xã hội trong khoa học
(SSRS) đặt tại Bala Cynwyd, Pennsyvania và Viện thông tin khoa học cho
quần chúng của Barry Commoner, Pfeiffer và Orians đã thực hiện chuyến đi
của mình sau Tschirley một năm.
Pfeiffer và Orians đã có hai tuần ở Việt Nam, đó là thời gian tối đa có thể
trong giới hạn ngân sách và trách nhiệm nghiên cứu. Bản báo cáo của họ
đăng trong bản tin của SSRS, khác với nghiên cứu của Tschirley vài điểm.
Pfeiffer và Orians đồng ý rằng các bằng chứng thu thập được lúc đó không
thể chắc chắn rằng rằng thuốc diệt cỏ độc hại đối với động vật. Tuy vậy họ
vẫn cố gắng chứng minh điều đó (tiếp tục cho tới ngày nay). Họ thấy rằng sẽ
rất khó để xác định được mối tương quan, chứ chưa nói đến quan hệ nhân
quả, giữa độc tính của thuốc diệt cỏ đối với con người trong một môi trường
chiến tranh, nơi mà các nhà khoa học không thể kiểm soát được sự phơi
nhiễm của người dân và hậu quả từ nhiều căn bệnh khác nhau. Như các biên
tập viên SSRS lưu ý trong phân tích đi kèm của họ, các nhà khoa học Việt
Nam thậm chí không biết thành phần hóa học của các chất diệt cỏ. Thảm
họa đối với môi trường hoang dã nơi bị phun thuốc diệt cỏ, đặc biệt là các
rừng đước ven biển rõ ràng hơn. Ở đó, Pfeiffer và Orians thấy số lượng các
loài chim và động vật trên cạn bị giảm rất nhiều, thậm chí có những loài còn
biến mất. Một trong số ít những loài họ thấy phát triển mạnh là hổ. Trong
suốt những thập kỷ chiến tranh, loài động vật ăn thịt to lớn này đã có được
phản xạ tìm xác để ăn khi nghe thấy tiếng súng.