trình bày những tiêu chuẩn thực thi chính thức một cách tỉ mỉ, mà Pháp, Anh
và Liên Xô cũng đồng thuận. Những tiêu chuẩn thực thi này sẽ cho phép (ví
dụ như miễn cho một nước nào đó các nghĩa vụ chấp hành nghị định thư)
các hành động trả đũa bằng hóa chất nếu Mỹ bị tấn công bằng vũ khí hóa
học. Rogers tái khẳng định tuyên bố của ngài tổng thống rằng “Mỹ luôn tuân
thủ các quy tắc và mục tiêu của nghị định thư”. Ông ta cũng nhấn mạnh Mỹ
cần phải tham gia “nghị định thư quốc tế nền tảng” cấm chiến tranh hóa học
và sinh học. Về vấn đề chính quyền Mỹ chỉ diễn giải nghị định một cách hạn
chế, Rogers giải thích: “Theo cách hiểu của Mỹ nghị định thư không cấm sử
dụng thuốc diệt cỏ và hơi cay trong chiến tranh. Vũ khí tạo khói, lửa và bom
Napan cũng không bị cấm theo nghị định thư”.
SCFR bắt đầu phiên điều trần về nghị định Geneva vào tháng Ba năm sau,
không khí chung là phản đối lập trường của chính phủ. Ủy ban tập hợp một
danh sách nhân chứng bao gồm các học giả pháp lý, các nhà khoa học và các
chính trị gia chỉ trích cách diễn giải nghị định của Nhà Trắng. Bên cạnh đó,
chiến dịch Ranch Hand và những tranh cãi xung quanh 2,4,5-T có khá nhiều
tiếng xấu trên các kênh truyền thông. Tháng trước, nghị sĩ Gaylord Nelson
bang Wisconsin - người lập ra Ngày Trái Đất vào năm 1970 và sau này trở
thành người có tiếng nói chính trong các vấn đề môi trường ở Quốc hội - đề
nghị rằng nếu thượng nghị viện phê chuẩn Nghị định Geneva thì tuyên bố
cần có thêm phát biểu sau đây: “Khi Thượng viện đồng ý phê chuẩn nghị
định này, thượng viện hiểu rằng nội dung Nghị định thư Geneva có cấm sử
dụng thuốc diệt cỏ trong chiến tranh”.
Trong tuyên bố của mình, các quan chức cầm quyền đã nhắc đi nhắc lại
tầm quan trọng của chiến lược giải trừ quân bị của Nixon nhằm đánh lạc
hướng vấn đề chiến tranh Việt Nam. Thượng nghị sĩ J. William Fulbright
đến từ Arkansas, chủ tịch của SCFR, đã cố gắng dồn trợ lý bộ trưởng bộ
quốc phòng, G. Warren Nutter theo cách tương tự:
Chủ tịch: Nếu có quốc gia nào đó coi việc sử dụng những vũ khí này của
chúng ta là một tội ác quốc tế, ngài nghĩ sao?
Ngài Nutter: Coi những vũ khí này là tội ác?
Chủ tịch: Phải, có ai khẳng định điều đó không?