sáng chiếu vào một bên cây, hay ánh sáng chuyển thành bóng tối, hay khi
lực hấp dẫn tác động vào một phần đã bị bỏ đi; bằng cách nào đó các tế bào
sẽ phình ra rất khác nhau ở một bên; nhờ đó mà vận động xoắn ốc bình
thường bị thay đổi; và thân cây uốn cong cũng vì lý do này; hoặc nó cũng có
thể có một tư thế mới, như cái gọi là “quá trình lá ngủ”.
Nói cách khác, Darwin đã tìm ra sự kích thích tăng trưởng sẽ được truyền
từ một phần của cây (đầu chồi non) sang bộ phận khác (cành). Khi Darwin
che đầu chồi bằng những chiếc cốc nhỏ hoặc cắt rời nó ra khỏi thân cây,
cành cây sẽ không hướng về phía ánh sáng như trong điều kiện bình thường
nữa, vì thế đã chứng minh được sự tồn tại của một “cơ chế truyền bí ẩn nào
đó” điều khiển sự phát triển của thực vật phát triển từ ngọn xuống gốc. Đây
là phát hiện khoa học lớn cuối cùng của Darwin; ông mất vào năm 1882.
Giả thuyết truyền dẫn của Darwin đã tạo ra nền tảng cho các khám phá
sau này về cơ chế phát triển của thực vật, ở hai cấp độ. Trước hết, những
nghiên cứu của ông đã chứng minh sự tồn tại của một chất kích thích tăng
trưởng có thể được tách riêng nghiên cứu. Thứ hai, các nhà khoa học khác
nhờ đó biết rằng cần tập trung nghiên cứu phần ngọn thực vật. Trong suốt 30
năm sau đó, sự hiểu biết của các nhà khoa học về tăng trưởng thực vật đã
tăng tiến đáng kể. E. H. Salkowski đã tìm ra axit indole3-acetic (IAA) vào
năm 1885, là chất tăng trưởng mà Darwin đã đặt ra định đề từ 5 năm trước
đó. Năm 1911, Peter Boysen-Jensen lặp lại những thao tác Darwin từng làm
với đọt cây, thêm vào một bước là đặt đoạn gelatin giữa ngọn và cành.
Boysen-Jensen quan sát thấy rằng đoạn gelatin phân cách không ảnh hưởng
tới phản ứng phát triển của cành cây, và đưa ra giả thuyết rằng “trung gian
truyền dẫn” của sự tăng trường tương tự như chuỗi phản ứng hóa học.
Những thí nghiệm sau này của Arpad Paal (1918) và H.Soding (1925) với
việc theo dõi quá trình cắt cây và thay đổi ánh sáng càng chứng minh giả
thuyết “chuỗi phản ứng hóa học” của Boysen-Jensen. Sau đó vào năm 1926,
một nghiên cứu sinh người Hà Lan, F. W. Went, đã tách riêng chất kích thích
vào một vật trung gian “chết” chứ không cho phép nó tràn vào thân cây như
những người đi trước đã làm. Went đã chọn agar, một loại thạch tảo biển có
thể hút chất kích thích tăng trưởng từ những đầu cây bị tách riêng. Khi Went