CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 54

“đầu tiên” phát hiện ra loại thuốc diệt cỏ hiện đại này, mặc dù sự phân biệt
trước sau này hoàn toàn không quan trọng bằng sự thực là họ đã đạt được
những mục tiêu giống nhau. Nhà khoa học đầu tiên đưa ra kết luận về tác
dụng diệt cỏ của một loại hóa chất dựa vào ứng dụng can thiệp hormone là
William Gladstone Templeman, một nhà sinh lý học thực vật làm việc cho
Công ty kỹ nghệ hóa chất hoàng gia (ICI) ở Vương quốc Anh. Như hầu hết
những đồng nghiệp của mình, ban đầu Templeman tập trung nghiên cứu
những chất kích thích tăng trưởng ở thực vật. Tuy nhiên, sau bảy năm
nghiên cứu, ông từ bỏ con đường này để chuyển sang nghiên cứu tác dụng
diệt cỏ của những chất đó khi được sử dụng ở nồng độ cao hơn. Năm 1940,
những thí nghiệm của Templeman cho thấy rằng IAA đã tiêu diệt những loại
cỏ lá rộng mọc trên đồng ngũ cốc nhưng không ảnh hưởng tới cây trồng và
không làm hại đất. Vô cùng phấn chấn với phát hiện này nhưng chưa thỏa
mãn với tác dụng ngắn ngủi của IAA, Templeman đã hợp lực với những
đồng nghiệp tại ICI để tìm ra những axit tồn tại được lâu hơn (nên rẻ hơn),
và một trong số đó là 2,4 -D.

Những thông tin đầu tiên về 2,4-D được mô tả lần đầu tiên bởi nhà hóa

học R. Pokorny vào tháng 6 năm 1941. Năm sau, một nhà hóa học người Mỹ
John Lontz, đã áp dụng và nhận bằng sáng chế về 2,4 -D thay mặt cho doanh
nghiệp E. I. Du pont de Nemours and Company. Cũng năm đó, Zimmerman
và đồng nghiệp tại BTI, sau khi thử nghiệm nhiều hợp chất hóa học khác
nhau trong suốt sáu năm qua, đã trở thành những người đầu tiên công bố rõ
ràng về tiềm năng của 2,4 -D với vai trò chất điều hòa phát triển thực vật
nhân tạo. Năm 1943, Franklin D. Jones, thuộc Công ty sơn hóa chất Mỹ, đã
phát hiện ra những đặc tính diệt cỏ của chất 2,4 -D sau một năm trời tìm loại
hóa chất có thể trừ cây sơn độc. Jones cũng là nhà khoa học đầu tiên tiến
hành thí nghiệm một cách tỉ mỉ với chất 2,4,5 -T, chất mà Pokorny cũng đã
đề cập tới trong bài báo năm 1941 của mình. Trong khi đó, Arthur Galston,
người về sau cực lực đả kích chiến tranh diệt cỏ, đã tình cờ phát hiện ra khả
năng diệt cỏ của axit 2,3,5-triiodobenzoic (TIBA) đối với cây đậu nành khi
ông đang tiến hành nghiên cứu bảo vệ luận án tại trường Đại học Illinois.
Nghiên cứu của Galston giúp cây đậu nành đem lại lợi nhuận cao hơn tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.