cùng của nó, Mamônt Đalxki, đã đổi đôi hài của kịch trường lấy một bộ
bài xì. Những con người vĩ đại có sức lay chuyển lòng người người đã
nhường chỗ cho nhà đạo diễn, một tiên sinh thông thái, trình bày cho
công chúng xem không phải là một tâm hồn người được phanh phui ra
trước mặt họ, mà là một tâm trạng riêng tây, mấy tấm rèm rung rinh,
những cánh cửa thật và tiếng muỗi vo ve... "Không! -tác giả kêu lên
như vậy, - kịch chân chính là con quái vật lông lá của những dục vọng
và những cảm xúc điên cuồng!" Trong bài báo này Đasa cũng gạch đáy
mấy nhận xét có tính chất thực tiễn, có thể giúp nàng hướng dẫn các
buổi diễn tập.
Latughin và Anixya ngồi trong xó đợi đến lượt mình ra. Qua mấy
ngày nay mặt Anixya xọp hẳn đi. Còn phải nói! Đặt hẳn mình vào cuộc
đời của một người khác có phải dễ gì đâu? Anixya ăn chẳng thấy ngon
nữa, thậm chí trông thấy thức ăn là sợ. Chị cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi: làm
thế nào để đóng Amalya cho thật? - và cuối cùng chị đã tìm ra một lối
thoát khi trông thấy một bức minh họa trong sách vẽ tiểu thư Amalya
mặc chiếc áo dài rộng (nàng đang buồn, má tì lên bàn tay). Anixya
ngắm nghía bức tranh rất lâu, chốc chốc lại thở dài, thốt lên: đấy, hồi
nào, trong một nỗi buồn còn cay cực hơn nhiều, mình cất bước lảo đảo
đi vật vờ từ làng nầy sang làng khác, mắt lòa đi vì nước mắt, ngã tay ra
xin từng mẩu bánh mì thiu... Không, họ vẽ thế này chẳng đúng... Ví thử
nàng Amalya, dù sống trong nhung lụa đi nữa, mà phải chịu nông nổi
của Anixya, nàng phải vặn đôi tay trong chiếc bao tay ngắn viền đăng
ten như thế này chứ, mắt nàng phải ngước lên như thế này chứ!
Cứ như thế Amalya phon Êfđelraif, người yêu của Karl Moor, dần
dần chuyển thành Anixya. Hôm qua, trong buổi diễn tập, mọi người
thậm chí đã lặng người đi khi chị bỏ cái mũ chụp có đính ngôi sao bằng
vải đỏ ra và đưa tay lên vuốt mái tóc xõa tung, rồi ngồi lên chiếc ghế
đẩu, nói như thổ lộ tâm tình:
"Ôi, vì Chúa! Vì tất cả những tấm lòng từ ái! Tôi không cần tình yêu
nữa... Tôi chỉ cầu xin được chết mà thôi... Tôi đã bị hắt hủi, tôi đã bị