như người mù. Kể ra cũng không phải vô cớ mà hắn gọi các thành phố
là một nhân tố nguy hại, là ổ nhiễm dịch của mọi ổ nhiễm dịch.
Ngoài ra, hắn còn lo sốt vó lên về cái tình trạng mơ hồ của pháo binh
địch. Tsugai có cam đoan là Martynenkô sẽ không bắn vào đồng đội cũ.
Không biết Tsugai đêm qua có gặp hắn ta không, hay hai người đã ước
định với nhau từ trước. Nhưng quả tình trên trận địa pháo vẫn im phăng
phắc. Pháo thủ thì chạy đi đâu mất một nửa, còn Martynenkô thì uống
rượu say bí tỉ, chắc là vì mếch lòng. Trong đội pháo của hắn chỉ có hai
khẩu dã pháo để ngoài ga, bị quân lính Petluyra bỏ lại. Makhnô mừng
lắm - hắn chưa bao giờ cướp được khẩu pháo nào - bèn ra lệnh kéo nó
ra đại lộ và tự tay kéo dây cò; hắn cười nhăn nhở khi khẩu súng gầm
lên (quân lính hắn ngồi thụp xuống hết) và quả đạn bay đi vun vút trên
các ngọn phong dương.
Ban tham mưu của ủy ban cách mạng đặt ở quảng trường ga. Giữa
quảng trường đã đốt lên mấy đống lửa, công nhân ở khắp các khu phố
tới đứng xúm xít xung quanh. Các thành viên của ủy ban cách mạng
biết mặt từng người một, và biết rõ họ từ khu nào đến. Họ tập họp
những người cùng xưởng, cùng xí nghiệp lại với nhau: thợ luyện kim,
thợ xay, thợ da, thợ dệt. Những người được gọi đúng ngành rời các
đống lửa ra xếp hàng thành từng đội năm mươi người một. Nếu trong
đội có người đủ khả năng, họ chọn lên làm chỉ huy; nếu không thì lấy
một người trong Ủy ban cách mạng ra làm. Người ta bắt đầu phát súng,
chỉ dẫn luôn cách bắn cho những người chưa biết bắn. Họ giao nhiệm
vụ tác chiến cho đội công nhân. Người chỉ huy giơ khẩu súng trường
lên, lắc lắc:
- Các đồng chí, tiến lên! Những người thợ đứng trong hàng ngũ cũng
giơ cao cái vũ khí quý giá mà họ vẫn hằng mơ ước:
- Vì chính quyền Xô Viết! Rồi các đại đội công nhân vũ trang kéo ra
phía đại lộ Êkatêrinxki, xung trận.
Rôstsin len lỏi vào gặp tổng chỉ huy và báo cáo cặn kẽ về trận đánh
chiếm hai công sự đầu cầu và về số thương vong: bốn người bị thương,