chăng không thể có như thế được vì nó chỉ là phần đầu của một bộ tiểu
thuyết ba tập".
*
K.Fêđin, một nhà văn Liên Xô nổi tiếng, đã có một nhận xét đáng
chú ý về sự chuyển tiếp giữa Hai chị em và cuốn tiếp theo Năm 1918:
"Trong Hai chị em ta nghe thấy bước đi của chính lịch sử, lúc đầu
vang lên khe khẽ, sau đó rõ dần, kiên trì, kéo dài và cuối cùng lấn át tất
cả. Trong khi xây dựng cuốn tiểu thuyết Năm 1918 tác giả đã để cơn
bão táp tràn vào tất cả các cửa lớn, cuốn phăng đi tất cả những số phận
cá nhân nhỏ bé, đáng yêu và tuyệt vọng của nhân vật tiểu thuyết".
Hai chị em là tác phẩm về số phận của mình, của thế hệ mình. "Ấn
tượng riêng tư về thời đại", tính chất "phi lịch sử" - nếu như có thể nói
được như vậy
- của cuốn Hai chị em lộ ra trong cách hình dung cách mạng, xem
cách mạng như sự bùng nổ những sức mạnh tự phát tàn nhẫn. Các nhân
vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái
gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường, và họ cố đem đối lập tính chất
"bấp bênh" của lịch sử với sự "vững vàng" của hạnh phúc cá nhân.
Tính chất phi lịch sử đó cũng biểu lộ rõ qua việc mô tả phiến diện
những người đại diện của cách mạng, những người cộng sản. Vaxilli
Rubliôp trong Hai chị em, trong cách nhìn của Têlêghin, tuy là một con
người tiêu biểu cho nước Nga đang thức tỉnh, cũng chỉ là một người
được mô tả gọn lỏn trong mấy tiếng "rất thông minh, ác như quỉ". Viết
cuốn Năm 1918, A.Tôlxtôi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả
đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác
phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh
hùng ca. A.Tôlxtôi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô viết
trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả
dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến
đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết