tự sát, số còn lại hạ vũ khí. Kôltsak đứng trên kỳ hạm "Ghêorghi bách
thắng" ra lệnh thổi còi tập họp toàn thể thủy thủ. Thủy thủ vừa cười cợt
vừa lên boong sau. Thủy sư đô đốc Kôltsak đứng trên cầu chỉ huy,
mình mặc quân phục lễ trưng chỉnh tề.
- Hỡi các thủy thủ, - ông nói to bằng một giọng kim nghe như rạn vỡ,
- nay đã xẩy ra một tai họa không sao còn cứu vãn nổi: những kẻ thù
của nhân dân, những tên mật vụ của quân Đức, đã tước vũ khí các sĩ
quan. Dù là kẻ đần độn nhất đời cũng không thể nói một cách nghiêm
trang rằng các sĩ quan đang âm mưu phản cách mạng! Vả lại nói chung,
tôi phải khẳng định rằng không hề có một âm mưu phản cách mạng nào
trên đời này hết!
Đến đây, đô đốc đi đi lại lại rất nhanh trên cầu, thanh kiếm kêu lách
cách, và bắt đầu nói cho hả giận:
- Tất cả những gì đã xẩy ra, trước hết tôi đều coi như một sự lăng
nhục đối với cá nhân tôi, người cao cấp nhất trong các sĩ quan, và dĩ
nhiên tôi không còn có thể và không còn muốn chỉ huy hạm đội nữa.
Ngay bây giờ tôi sẽ điện lên Chính phủ là tôi rời khỏi hạm đội. Đủ lắm
rồi!...
Xêmiôn trông thấy đô đốc giơ cả hai tay nắm lấy thanh gươm vàng,
bắt đầu tháo nó ra; nhưng loay hoay mãi không tháo được, ông giật đứt
quai đeo. Môi ông tím bầm lại.
-Bất cứ một sĩ quan trung trực nào ở địa vị tôi cũng phải hành động
như thế!... Ông giơ cao thanh kiếm lên và ném xuống biển. Nhưng ngay
cái cử chỉ lịch sử này cũng không gây được một ấn tượng nào trong
đám thủy thủ.
Từ đấy những biến cố đột ngột cứ dồn dập xẩy ra trong hạm đội -
phong vũ biểu đã tụt hẳn xuống, báo hiệu giông bão. Các thủy vốn gắn
bó với nhau vì cuộc sống trên mặt biển, khỏe mạnh, quả cảm và tháo
vát, đã từng được trông thấy những đại dương và những đất nước xa lạ,
vốn hiểu biết rộng hơn lính lục quân, và cảm thấy thấm thía hơn cái