trước quốc dân, quốc hội và hệ thống tư pháp độc lập.
Muốn vậy thì phải công nhận quyền cạnh tranh bình đẳng về chính trị giữa
các đảng phái, vì các chính đảng này mới có nhu cầu và khả năng tố giác
tham nhũng. Các xứ dân chủ thường ít bị tham nhũng hơn các chế độ độc
tài là do sự cạnh tranh đọ Mà nhờ các chính đảng này, người dân có nơi bảy
tỏ nguyện vọng và chọn lựa kẻ lãnh đạo có tài đức thay vì bị một thiểu số
áp đăt quyền cai trị của một đảng duy nhất. Bước thứ hai là mọi đảng phải
đều phải công khai hóa nguồn tài trợ của mình, để không còn tình trạng
dùng công quỹ vào việc kinh tài cho đảng. Các vụ tham nhũng tai tiếng
nhất của Pháp đều ít nhiều dính đến việc kinh tài cho đảng cho nên cải tổ
và minh bạch hóa việc tài trợ hoạt động đảng phái là yêu cầu không thể
thiếụ Quy tắc ở đây, y hệt như trong mọi giao dịch kinh tế, là làm gì cũng
phải có hồ sơ và hóa đơn minh bạch hầu có thể kiểm tra được. Cũng trong
địa hạt chính trị, người ta cần có luật lệ minh bạch về sinh hoạt chính trị,
quyên góp tiền bạc, vận động tranh cử, sử dụng phương tiện quốc gia trong
hoạt động bầu cử và nhất là quyền tự do về thông tin. Hoa Kỳ là xứ có sinh
hoạt dân chủ kỳ cựu nhất mà vẫn thường xuyên nói đến cải tổ luật lệ vận
động tài chánh cho hoạt động chính trị, hoặc việc bảo vệ quyền tố giác và
phanh phui của các cơ quan độc lập. Chính hệ thống luật lệ ràng buộc các
đảng phái và quyền tự do của các tổ chức độc lập mới làm các đảng thận
trọng khi tranh cử và thận trọng hơn khi cầm quyền. Sự việc chính quyền
Bush hoặc Clinton tại Mỹ bị tố cáo là liên hệ với doanh gia không có nghĩa
là các chính quyền đó tham ô mà chỉ có nghĩa là báo chí có thực quyền và
nếu có chứng cớ thì tòa án vẫn xử đúng lối "pháp bất vị thân", luật pháp
không tha tay chân của lãnh đạo hay chính quyền.
Khi nói luật lệ chặt chẽ đối với các đảng phái chính trị, ở trong và ngoài
chính quyền, ta phải thấy mặt kia của vấn đề là cho người dân quyền tham
gia vào hoạt động chính trị và nâng cao khả năng tham gia đó của xã hội
công dân. Ta thường nghe nói là "phép vua thua lệ làng", nhưng, nếu trình
độ dân trí không được nâng cao thì cái lệ làng đó có khi chỉ là tệ nạn hương
đảng hoặc quyền lực bất chánh ở địa phương làm cản trở đường lối quốc
dân. Thí dụ kinh niên tại Việt Nam là nạn tranh chấp liên hệ tới đất đaị