Phan Thế Hải
Con Đường “Hóa Rồng" Của Việt Nam
Chương 3
Động lực của tăng trưởng của nền KT
1- Dân chủ là gì?
Dân chủ và nhân quyền là một đề tài khá nhạy cảm, là chiêu bài mà
Mỹ và một số tổ chức người Việt cực đoan ở hải ngoại thường lợi dụng
để gây sức ép. Ngày 20/07/2004, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật
Nhân quyền Việt Nam . Đây là vật cản không nhỏ với nước ta trên con
đường hội nhập và hợp tác quốc tế. Có lẽ vì lý do đó, các nhà nghiên
cứu, các báo thường ngại bàn đến khái niệm này.
Vậy dân chủ là gì? Tại sao chúng ta phải né tránh? Điều gì đang ẩn chứa
đàng sau khái niệm này?
Sử cũ chép lại, vào thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, một số đô thị Hy Lạp
với dân số giới hạn từ 10 đến 15 ngàn người đã sinh hoạt như những quốc
gia tự trị. Dân chúng tụ tập ở một nơi công cộng gọi là Nghị Trường
(Forum) quyết định những công việc cần làm và ai sẽ làm những công việc
đó. Mỗi người đều có thể được cử ra nhận nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà
nước. Như vậy người cầm quyền với kẻ thuộc quyền tuy hai nhưng là một.
Tất cả mọi người đều cai trị mà mỗi người vẫn tự điều khiển mình. Từ ý
niệm này, danh từ dân chủ đang được dùng ngày nay, theo tiếng Anh là
Democracy phát xuất từ danh từ Demoscratos của Hy Lạp, trong đó Demos
là nhân dân và Cratos là cai trị.
Định nghĩa về dân chủ nêu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người
dân trong việc trị nước để chấm dứt những sự ức hiếp, bóc lột, lạm dụng
quyền hành của một người hay của một nhóm người. Tránh được các tệ
đoan trên, mỗi cá nhân trong cộng đồng mới hưởng được tự do, bình đẳng
và công bằng. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để
toàn dân hàng triệu người cùng thảo luận, thỏa hiệp chung về một vấn đề và
trực tiếp giữ việc trị nước? Trả lời câu hỏi này, nhân loại đã trải qua hàng