38. CHÂN LÝ VÀ LỊCH SỬ
Càng học lịch sử, tôi càng phát hiện ra rằng, cái mà tôi đã được dạy là
không đúng với sự thực.
Lịch sử không phải là cái rõ ràng, dứt khoát. Nó có thể được giải thích
trong nhiều cách, đó là lý do tại sao ta không được phép mù quáng tin cái
mà ta đọc trong những cuốn sách lịch sử. Napoleon mô tả lịch sử như là
một câu chuyện được người ta đồng tình chấp nhận. Cái đó đúng trên vài
phương diện – lịch sử được viết từ một nhãn quan đặc thù và không phản
ánh chân lý tuyệt đối, khách quan.
Dĩ nhiên, chúng ta biết những nhật kỳ của những biến cố nhất định nào
đó; đó là những sự kiện không thể tranh cãi. Song những kết luận dựa trên
những nhật kỳ này thì không đáng tin cậy lắm. Đôi khi, chính cái trái ngược
với sự thật, lại trở thành ý kiến thắng thế. Và những sự thật quan trọng hơn
nhiều, thì không được ghi lại chút nào cả.
Thí dụ, hãy nhìn vào những cuộc Thập Tự Chinh, được phát động bởi
những người Ky tô giáo Âu Châu chống lại những thế lực Hồi giáo trong
suốt thời Trung Cổ, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Những bản tường thuật của
châu Âu và Hồi giáo về những cuộc Thập Tự Chinh hầu như không có điểm
nào chung! Đương nhiên, những cuốn sách lịch sử của Hồi giáo không
dùng từ “thập tự chinh” – một từ nghe có vẻ anh hùng; sử Hồi giáo mô tả
những ai xâm lăng những vùng đất của họ như là những kẻ gây hấn.
Thật ra, vào thời Thập Tự Chinh, nền văn minh Hồi giáo thì tiên tiến hơn
nhiều so với nền văn minh châu Âu. Đạo quân Thập Tự Chinh xâm lăng
những vùng đất của người Hồi giáo, tước đoạt và cướp bóc, để lại đằng sau
một dấu vết của sự hủy diệt. Những cuốn sử Hồi giáo ghi chép những hành
động dã man kinh hoàng mà những đạo quân Thập Tự Chinh đã gây ra.
Học về Thập Tự Chinh cũng không phải chỉ là một vắn đề hiểu quá khứ.
Thành kiến và lòng thù hận giữa những nền văn minh Kytô và Hồi giáo vẫn