còn tồn tại đến hôm nay, đổ một cái bóng đen lên những cơ may hòa bình
thế giới của chúng ta. Đó là vấn đề của hôm nay. Nó là một vấn đề cho
tương lai.
Một thí dụ khác: Cách đây không lâu, học sinh đã được dạy rằng,
Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ. Nhưng thực ra, người ta
đã sống ở đó từ rất lâu rồi. Nói “khám phá”, chỉ là cách nói theo cái nhãn
quan của châu Âu. Vấn đề là, khái niệm về sự “khám phá” đã mặc nhiên hạ
thấp những thổ dân nguyên thủy của châu Mỹ. Một vài kẻ chinh phục của
cái mệnh danh là “Thế Giới Mới”, thậm chí còn không xem những dân tộc
bản xứ như là những con người!
Trong khi những người châu Âu giong thuyền từ một đảo thuộc biển
Caribe tới một hòn đảo khác, họ tàn sát những thổ dân hoặc bố ráp họ để
làm lao động nô lệ, và gần như xoá sạch toàn bộ dân số. Những cư dân bản
địa đã chào đón họ với vòng tay rộng mở, và những kẻ xâm lược của châu
Âu đáp lại bằng bạo lực. Chúng ta có thể nói gì về cái “sự thật lịch sử” này?
Cái quan điểm rằng, Columbus khám phá ra châu Mỹ đã hợp pháp hóa
những kẻ “khám phá”, và do vậy, hợp pháp hóa những hành động tương tự
bởi những người khác. Bên trong từ “khám phá”, là một quan điểm lịch sử
tự-thị,
một quan điểm về nhân loại (humanity) mà rất thường khi, biện
minh cho sự nô dịch hóa những dân tộc khác vì quyền lợi của những kẻ
chinh phục.
Cái này được gọi là quan điểm thực dân, là cái mà đã gây ra vô số bi
kịch khắp thế giới từ bình minh của lịch sử nhân loại. Đây là lý do tại sao
việc hiểu lịch sử là quan trọng. Lịch sử của nhân loại về “khám phá” trở
thành một tương lai của sự thống trị dẫn tới khốn khổ và bi kịch.
Nằm đằng sau sự xâm lăng châu Á của nước Nhật, là cái quan điểm thực
dân hẹp hòi về lịch sử. Từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji), bắt đầu vào
năm 1868, những người Nhật chúng ta kiên quyết bắt kịp châu Âu và [nhắm
vào việc] trở thành những người châu Âu của châu Á. Chúng ta ngược đãi
những người châu Á bạn bè của chúng ta tương tự như cách mà những
người châu Âu đối xử với những dân tộc bản địa của châu Mỹ sau khi