"Loại mực này" cha tiếp tục "được làm từ một loại cây tốt hơn thông An
Hữu rất nhiều. Đó là một loại cây hiếm và bây giờ bị cấm, không ai được
đốn. May thay, chúng tôi có được một nguồn cung cấp bởi sấm chớp, và sự
phù hộ của thánh thần". Cha tôi hỏi khách hàng xem ông có nghe nói gì về
sọ người cổ mới được khai quật từ các mỏ đồi Xương rông không. Nhân sĩ
gật đầu. "Thế thì nhà chúng tôi ở cách đấy một quả đồi" cha giải thích. "Và
tất cả cây cối trong làng tôi đều được biết là đã có từ một triệu năm rồi. Sao
chúng tôi biết được điều đó? Ông cứ nghĩ là biết đi ạ. Khi những bậc tiền
bối đi dạo trên mặt đất quanh vùng đồi Xương rồng thì họ cần ngồi nghỉ
phải không ạ? Vậy thì họ muốn ngồi nghỉ dưới một tàn cây phải không ạ?
Cây cho bóng mát ư? Cây để đốt lửa ư? Cây để làm bàn ghế, giường, phải
không ạ? Tôi nói không trật chứ ạ? Vậy thì chúng tôi, những người ở làng
lân cận vùng đôi Xương rồng phải cung cấp những thứ đó. Và ngày nay
chúng tôi là những người sở hữu những gì còn lại của cây cối từ thời tiền
sử đó. Chúng tôi gọi là gỗ Hằng Tâm".
Cha tôi chỉ tay về phía cái kệ gỗ. "Bây giờ mời ông nhìn đây, trên cái
kệ này là một cái đế để thỏi mực vì thế mà nó rất rẻ. Ở đây có hai cái. Nó
gần như hoàn toàn được làm bằng gỗ Hằng Tâm. Mực dễ dàng thấm vào
ngòi bút, như mật hoa thấm vào mũi con bướm".
Cuối cùng ông khách nọ cũng mua vài thỏi mực đắt tiền và rời hiệu
mực. Lúc ấy cha tôi mới đi về phía chúng tôi, về phía tôi. Tôi đứng lên tim
nhảy lên đập thùm thụp. Tôi không gặp ông từ đám ma cụ Cố cách đây hơn
3 tháng. Tôi tự hỏi không biết ông có nói gì về cái vẻ người lớn chững chạc
của tôi không.
"Cái gì! Đã năm giờ chiều rồi sao?" Ông hỏi.
Câu này làm bà goá già nhảy dựng lên và kêu "Ôi giời, chúng tôi đến
sớm quá! Chúng tôi sẽ rời đây và quay lại sau vậy!"