chúng tôi viết câu đối. Anh đứng cạnh tôi bên bàn làm việc của tôi – Tôi rất
mừng vì có thêm một tay viết câu đối rất đẹp.
Nhưng rồi tôi nhận ra việc anh đang làm. Bất cứ chữ nào hay nét nào
tôi viết anh đều làm theo. Nếu tôi viết "may mắn" thì anh cũng viết "may
mắn", nếu tôi viết "bội phần" thì anh cũng viết "bội phần". Rồi khi tôi hạ
bút "cát tường như ý" anh cũng viết theo, từng nét một như thế. Anh
cũng viết theo một nhịp điệu y như tôi, thành thử trông chúng tôi như hai
người đang biểu diễn một điệu múa. Đó là sự bắt đầu của mối tình giữa
chúng tôi, cũng một nét uốn, cũng một dấu chấm, cũng một đường cất lên
của cây viết lông như hoi thở của chúng tôi là một.
Vài ngày sau, tôi cùng học trò mang những câu đối này đến hội chợ.
Khải Tĩnh đi với tôi, ngay bên cạnh, nói chuyện một cách lặng lẽ. Anh cầm
trên tay một cuốn sách nhỏ có những bức tranh vẽ bằng cọ trên giấy dâu
tằm ở ngoài bìa có dòng chữ Bốn biểu hiện của cái đẹp. "Em có muốn xem
ở bên trong không?" anh ướm lời. Tôi gật đầu. bất cứ ai nghe lỏm chúng tôi
nói chuyện cũng sẽ nghĩ là chúng tôi đang nói chuyện bài vở ở trường.
Nhưng thực ra anh đang nói về tình yêu. Anh lật một trang "Với bất cứ biểu
hiện nào thì cái đẹp cũng có bốn cấp độ. Điều đó đúng với hội hoạ, thư
pháp, văn học, âm nhạc và múa. Cấp độ thứ nhất là Năng lực". Chúng tôi
nhìn vào trang sách có in hai bức vẽ giống nhau về một khóm trúc, một bức
hoạ kinh điển, vẽ rất đẹp, rất thật, thú vị trong từng chi tiết.
Những nép đúp thể hiện ý tưởng về sức mạnh và sự trường thọ. "Năng
lực" anh đọc tiếp "là khả năng vẽ cùng một nhân vật nhiều lần với cùng
một đường nét, cùng một sự thật được thể hiện. Cái mức độ của vẻ đẹp này,
tuy nhiên rất phổ biến".
"Mức độ thứ hai" anh đọc tiếp "là sự Hoành tráng". Chúng tôi chụm
đầu nhìn vào một bức hoạ khác vẽ mấy thân cây trúc. "Bức tranh này vượt
khỏi tài khoé tay" anh nói. "Vẻ đẹp của nó thật độc đáo. Tuy vậy nó đơn