giản hơn với ít đường nét hơn ở thân cây và nhiều đường nét hơn ở lá. Nó
biểu hiện sức mạnh và sự cô liêu. Người vẽ non tay hơn sẽ có khả năng
nắm được lượng nhưng không bắt được chất".
Anh lật một trang nữa. Bức tranh này chỉ vẽ một cây trúc. "Mức độ
thứ ba là sự Siêu phàm" anh nói. "Lá cây bây giờ là những cái bóng lung
lay bởi một ngọn gió vô hình, và thân trúc ở đây chủ yếu gợi lên một cái gì
đã mất. Tuy vậy những cái bóng ở đây sống động hơn là những chiếc lá
trúc làm mẫu bị che khuất bởi ánh sáng. Nhìn bức tranh này người ta không
thể miêu tả thành lời về những gì đã được thực hiên. Ngay cả khi cố gắng
vẽ lại thì chính tác giả cũng không thể nắm bắt được vẻ của bức tranh này,
chỉ là cái bóng của cái bóng". "Vẻ đẹp có thể là gì hơn sự Siêu phàm?" tôi
thì thầm, biết rằng tôi sẽ có ngay câu trả lời.
"Mức độ cuối cùng" anh đáp, "còn cao hơn thế nhiều, và nó nằm trong
bản chất của mỗi người trong việc tìm ra nó. Chúng ta chỉ có thể cảm được
nó nếu chúng ta không cố làm ra điều đó. Nó xuất hiện không có động cơ,
không có ham muốn cũng không biết được cái gì kéo theo sau. Nó là sự
tinh khiết. Nó là sự ngây thơ của trẻ em. Nó là một cái gì những bậc thầy
siêu phàm lại có được một khi họ đánh mất những toan tính của mình trở
lại làm nhi đồng một lần nữa".
Anh lật một trang nữa. Trên đó là một cái hình trái xoan. "Bức tranh
này gọi là Bên trong một cây trúc. Hình xoan này là cái em nhìn thấy nếu
em ở bên trong nhìn lên, nhìn xuống. Đó là sự đơn giản từ bên trong, không
lý do, không một lời giải thích. Đó là một sự ngạc nhiên tự nhiên rằng bất
cứ cái gì cũng tồn tại trong mối quan hệ với những cái khác, một cái hình
xoan vẽ bằng mực tàu, một người bên trong cây trúc, một cái nhìn về hội
hoạ."
Khải Tĩnh im lặng một lúc lâu. "Cái cấp độ thứ tư này gọi là Đạo"
cuối cùng anh nói. Anh cho cuốn sách nhỏ vào trong túi áo rồi nhìn tôi ân