mất tích ấy cũng đủ lý do cho chúng tuyến bố chiến tranh. " khi chị Dư là
người dịch từ tiếng Anh ra tiếng Hoa, thật khó có thể biết đâu là tin tức đâu
là ý kiến của chị.
"Cái cầu Maku Polo ấy" tôi hỏi "nó có ở xa đây không?" "Ở phía Bắc,
ở Vạn Bình", cô Grutoff nói "gần ga xe lửa". "Nhưng đó là cầu Lữ Hào,
cách làng em 46 km". Tôi nói. "Khi nào thì họ bắt đầu kêu nó bằng một cái
tên khác?"
"Hơn 600 năm trước" cô Grutoff đáp "khi Marco Polo lần đầu tiên thừa
nhận nó". Trong khi mọi người bàn tán về chiến tranh, tôi tự hỏi tại sao
không ai ở trong làng tôi biết cái tên ấy khi nó đã được thay quá lâu như
vậy. "Bọn Nhật tiến đến bằng con đường nào?" Tôi hỏi. "Từ phía Bắc đến
Bắc Kinh hay là từ hướng Nam đến đây?"
Mọi người bỗng thôi bàn tán. Có một người đàn bà đứng ở ngưỡng
cửa. Với ánh sáng mặt trời chiếu sau lưng, cô ta trở thành một cái bóng và
tôi không thể nhìn ra mặt cô chỉ biết là cô mặc một cái váy. "Lưu Linh có
sống ở đây không ạ?? Nghe câu hỏi, tôi nheo mắt nhìn. Cô là ai mà hỏi về
tôi? Tôi đã nhầm lẫn nhiều lần và lần này cũng vậy. Trong lúc tôi đi về phía
cô gái, sự lẫn lộn của tôi biến thành một sự phỏng đoán, rồi sự phỏng đoán
lại hoá ra là một điều xác tín. Dì Báu tôi thường mơ rằng hồn ma của dì sẽ
trở lại. Như trong mơ dì có thể nói chuyện, khuôn mặt của dì vẫn còn
nguyên vẹn, và như trong mơ tôi lao về phía dì. Cuối cùng, trong lần này dì
không đẩy tôi ra xa. Dì mở rộng cánh tay và kêu lên "Vậy là chị vẫn nhận
ra em chị sao?"
Đó là Cao Linh. Chúng tôi xoay tròn, nhảy cỡ lên vồ vào cánh tay
nhau, thay phiên nhau kêu lên "Nhìn chị kìa!" "Nhìn em coi!" Tôi không
nghe được tin tức gì từ khi cô viết cho tôi lá thư cuối cùng vào bốn, năm
năm trước. Lúc này chúng tôi lại đối xử với nhau như chị em ruột. "Tóc em
làm sao vậy?" tôi đùa, sờ vào mái tóc xoăn tít của cô. "Bị tai nạn à? Hay là
em làm ra như thế?"