"Em nghĩ một người bao giờ cũng sẽ cầu nguyện thượng đế của cô ta"
một cô gái khác nói. "Cô ta sẽ nói lời cám ơn với những ai tử tế với cô".
Đêm ấy khi Khải Tĩnh ngủ say, tôi vẫn còn thao thức vì những câu hỏi
này. Tôi tưởng tượng ra hai người không có tiếng nói, không có khả năng
giao tiếp với nhau. Tôi hình dung những điều cần thiết. Màu xám của bầu
trời có nghĩa là "bão". Mùi của lửa có nghĩa là "bỏ chạy". Tiếng gầm của
một co nhổ là hành động vồ mồi. Ai sẽ lo lắng về những chuyện như thế?
Rồi tôi nhận ra là cái từ đầu tiên phải là mẹ, cái âm thanh một em bé bập
môi tìm vú mẹ. Trong một thời gian dài đó là từ duy nhất mà một đứa bé
cần. Mẹ, mẹ, mẹ. Rồi người mẹ sẽ dạy bé phải cẩn thận với bầu trời, ngọn
lửa và con cọp. Một người mẹ bao giờ cũng là sự khởi đầu. Bà là cách mà
mọi sự bắt đầu.
Một chiều xuân, học sinh trình diễn một vở kịch. Tôi vẫn còn nhớ đó
là một cảnh trong "Người lái buôn thành Venice" mà cô Towler đã dịch
sang tiếng Hoa, "Hãy quỳ xuống và cầu nguyện", có một điệp khúc như
thế. Và đúng lúc ấy đời tôi thay đổi. Thầy Phan ào vào hội trường, thở hổn
hển và gào lên "Bọn chúng bắt họ rồi!"
Giữa hai hơi thở ngắt quãng, ông kể chúng tôi nghe là Khải Tĩnh và
đồng nghiệp của anh đi xuống hầm mỏ khảo sát như thường lệ. Thầy Phan
đi cùng với họ nói chuyện và hít thở không khí trong lành. Ở hầm mỏ họ
thấy một toán lính đứng đợi. Họ là những người Cách mạng, và bởi vì họ
không phải quân Nhật, những người đàn ông này không quan tâm. Lãnh
đạo của toán lính tiến đến chặn đầu. y hỏi Khải Tĩnh "Này, tại sao các anh
không gia nhập lực lượng của chúng tôi?"
"Chúng tôi là những nhà khoa học, chứ không phải lính" Khải Tĩnh
giải thích. Anh bắt đầu nói với họ về công việc tìm kiếm người Bắc