CON GÁI THẦY LANG - Trang 400

và đất cát phủ lên chôn vùi tất cả. Anh dì nói rằng vụ đó đã giết chết mẹ dì
dẫu rằng bà đã không sống ở đó một thời gian dài".

"Vậy ra ngôi nhà đó bây giờ nằm ở nơi Tận cùng thế giới".

"Cái gì…tận cùng của cái gì?"

"Kẽm núi".

Bà Cao Linh lập lại bằng tiếng Hoa với chính mình, rồi cười "Đúng

rồi, bọn dì đã gọi kẽm núi ấy như thế khi mọi người còn bé. Đó là bởi vì
người lớn nói rằng, bờ vực càng đến gần nhà bao nhiêu thì mọi người càng
đến nơi tận cùng thế giới nhanh bấy nhiêu. Có nghĩa là vận may của chúng
ta sẽ hết, thế đấy. Và họ đã đúng! Dù sao chúng ta cũng có nhiều tên để đặt
cho cái nơi này. Có người gọi đó là "Cuối đất" cũng giống như nơi mẹ con
đang sống ở San Francisco, Land's End. Thỉnh thoảng các ông chú dì đùa
cợt gọi cái bờ vực đó là mạc mạc mai du, có nghĩa là "đầm rác". Nhưng hầu
hết mọi người trong làng chỉ gọi nó là đống rác. Hồi ấy không có ai đến đấy
hai lần một tuần để mang rác đi đổ cho con, để tái sinh rác, không có những
chuyện như vậy. Tất nhiên ngày ấy người ta cũng không vứt đi nhiều.
Xương và thức ăn hư thối thì có chó hoặc heo ăn. Áo cũ chúng ta vá lại
đem cho trẻ con mặc. Thậm chí khi áo rách đến nỗi không vá được nữa thì
người ta lại xé nhỏ ra độn vào trong áo bông. Giày cũng thế. Con phải vá
lại những chỗ há mồm, dậm lại đế giày. Vì thế con thấy đấy, chỉ có những
gì tệ hại nhất mới mang vứt đi, những thứ không còn dùng được vào việc
gì. Khi chúng ta còn bé và quậy phá các bậc cha mẹ sẽ dạy chúng ta bằng
cách doạ rằng sẽ ném chúng ta xuống vực – như thể chúng ta cũng là những
món đồ vô dụng nhất! Khi lớn hơn một chút và muốn xuống đấy chơi thì
lại là chuyện khác. Ở dưới vực, họ nói, toàn những thứ đáng sợ".

"Xác người ư?"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.