CON LẮC CỦA FOUCAULT - Trang 117

gặp băng nhóm mà tôi hy vọng có thể nói lời tuyên thệ trung thành. Tôi tiếp cận chúng đúng lúc sáp chải tóc

mất đi sức kết dính và tóc tôi bắt đầu chậm chạp lấy lại cái dáng điệu thẳng đứng của mình. Hoan hỉ giữa

những đứa trẻ Ngõ vừa đứng quây quanh tôi vừa huých nhau, tôi xin gia nhập hội.

Đen đủi sao, tôi nói tiếng Ý. Một người ngoài. Thủ lĩnh của chúng, Martinetti, khi ấy trong mắt tôi khác

nào một người khổng lồ, bước tới, ngời ngời, chân trần. Y quyết định tôi phải chịu một trăm cứ đá vào

mông. Có lẽ những cú đá ấy nhằm đánh thức con rắn Kundalini. Tôi đồng ý và đứng áp mặt vào tường. Hai

trung sĩ giữ cánh tay tôi, thế rồi tôi nhận một trăm cứ đá bằng chân trần. Martinetti hoàn thành phần của

mình dữ dội và điệu nghệ, đá sang bên cho khỏi đau ngón chân. Cả hội giữ vai trò dàn đồng ca cho buổi lễ,

đếm bằng tiếng địa phương của chúng. Rồi chúng nhốt tôi trong một chuồng thỏ nửa tiếng đồng hồ trong khi

chúng tán gẫu với nhau bằng thứ âm yết hầu. Tới lúc tôi phàn nàn rằng chân mình tê cứng cả rồi thì chúng

cũng thả tôi ra. Tôi tự hào đã có khả năng chịu nổi nghi thức của một bộ tộc mọi rợ. Tôi là một trang nam tử

được đặt cho cái tên Ngựa.

Vùng *** thời đó là nơi đóng quân của những hiệp sĩ Giéc-manh thời hiện đại, những người không đặc

biệt cảnh giác bởi quân kháng chiến vẫn còn chưa lộ mặt - khi ấy là gần cuối năm 1943 và đầu năm 1944.

Một trong những chiến công đầu tiên của chúng tôi là lẻn vào một nhà kho trong khi vài thằng trong nhóm

đứng tâng bốc anh lính gác cửa, một gã Langobard to vĩ đại đang ngốn một chiếc bánh mì khổng lồ kẹp thứ

mà chúng tôi thầm đoán và thấy sợ là salami và mứt. Đám chim mồi làm sao nhãng gã người Đức, tán dương

những vũ khí của gã trong khi đám còn lại rón rén chui qua mấy tấm ván sắp long ra sau lưng nhà kho, trộm

vài thanh thuốc nổ TNT. Tôi không tin sau đó chỗ thuốc nổ này từng được mó tới nhưng theo kế hoạch của

Martinetti thì ý tưởng ban đầu là cho nổ ở vùng nông thôn, thuần túy vì mục đích làm pháo hoa và bằng

những phương pháp mà giờ đây tôi biết là rất thô sơ và sẽ chả đi đến đâu cả. Sau này, người Đức được thay

thế bởi đám hải quân phát xít thuộc Decima MAS. Họ lập ra rào chắn gần con sông, ngay trên ngã tư nơi bọn

con gái từ trường Santa Maria Ausiliatrice cứ sáu giờ tối lại đi dọc theo đại lộ. Martinetti thuyết phục lính

hải quân Decima (họ không thể nào quá mười tám tuổi) cột một bó lựu đạn mà quân Đức bỏ lại, những quả

lựu đạn có chốt an toàn dài, và giật chốt để chúng có thể nổ ở mép nước đúng thời điểm bọn con gái đi tới

đó. Martinetti biết cách tính toán thời gian. Nó giảng giải cho đám phát xít, và hiệu quả thật choáng ngợp:

trong tiếng nổ rền vang như sấm, một tấm màn nước dựng lên dọc bờ kênh ngay khi bọn con gái vừa rẽ ở

khúc cua. Những bước chân chạy tán loạn, những tiếng la hét the thé, và chúng tôi cùng đám phát xít cười

nôn ruột. Những người sống sót sau thời gian cầm tù của quân Đồng minh sẽ nhớ ngày vinh quang ấy, chỉ

sau có vụ thiêu sống Molay.

Trò tiêu khiển chính của đám trẻ Ngõ là sưu tầm vỏ đạn và những rác thải chiến tranh khác, những thứ trở

nên nhiều vô kể sau ngày 8 tháng Chín và Đức chiếm đóng Ý: mũ sắt cũ, bao đạn, ba lô, đôi khi cả những

viên đạn còn nguyên. Bạn làm như thế này với một viên đạn ngon nghẻ: một tay giữ vỏ đạn, nhét đầu đạn

vào một lỗ khóa, xoay vòng rồi kéo vỏ đạn ra, thêm nó vào bộ sưu tập của mình. Thuốc súng được lấy hết ra

(thỉnh thoảng có một dải mỏng thuốc nổ không khói) và rắc theo những đường ngoằn ngoèo rồi đốt cháy

bùng lên. Vỏ đạn, đặc biệt có giá nếu đầu đạn còn nguyên vẹn, làm giàu cho đội quân của một đứa. Đứa nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.