CON LẮC CỦA FOUCAULT - Trang 166

người da đen hòa lẫn vào nhau - cho mục đích gì thì họ không nói rõ ràng.
Amparo thì kiên định lập trường: tôn giáo luôn là thuốc phiện với nhân dân và
những trò cúng lễ giả bộ tộc còn xấu xa hơn thế. Nhưng khi tôi ôm eo nàng trong
các escola de samba

*

, hòa vào những dòng uyển chuyển như rắn lượn trong nhịp

trống tức thở, tôi nhận ra rằng từng khối cơ trên bụng nàng, trái tim nàng, đầu óc
nàng, lỗ mũi nàng... đều bám lấy thế giới kia. Rồi sau phút ấy, nàng là người đầu
tiên đưa ra một phân tích cay đắng và nhạo báng về tính trác táng trong sự sùng
bái mang tính tôn giáo của con người với nghi thức carnaval, hết tuần này qua
tuần khác, tháng này sang tháng khác. Chẳng khác một li một lai so với trò phù
thủy bộ lạc, nàng sẽ nói với sự khinh bỉ cách mạng, mấy nghi thức bóng đá mà
trong đó những kẻ thua cuộc dùng đến cạn kiệt năng lượng chiến đấu và tinh thần
quật khởi, dùng bùa chú để nhờ thần thánh của bất cứ thế giới nào có trên đời cầu
cái chết cho trung vệ đối phương, hoàn toàn không hay biết gì về bọn thống trị
muốn giam hãm họ trong trạng thái nhiệt thành mê muội, đắm chìm trong hão
huyền.

Cuối cùng tôi mất hết thảy ý thức về sự mâu thuẫn, đồng thời dần buông

xuôi mọi nỗ lực phân biệt những chủng tộc khác nhau trên mảnh đất lai giống
buông thả, lâu đời này. Tôi từ bỏ việc cố phân định xem tiến bộ nằm ở đâu, cách
mạng ngự chỗ nào, hay là tìm hiểu âm mưu của chủ nghĩa tư bản - theo cách nói
của các đồng chí của Amparo. Làm sao tôi có thể tiếp tục tư duy như một người
Âu sau khi biết rằng những hy vọng của nhóm cực tả được nuôi sống bởi một
giám mục vùng Đông Bắc thời trẻ bị nghi là có cảm tình với Đức Quốc xã nhưng
nay đang trung thành và gan góc giương cao ngọn đuốc lật đổ, làm Vatican thận
trọng cùng những con cá nhồng phố Wall phải đau đầu, và hân hoan thắp lên
ngọn đuốc vô thần của những người theo thuyết thần bí vô sản bị mê hoặc bởi lá
cờ dịu dàng mà răn đe có hình một Mỹ nhân bị bảy nỗi đau đâm thấu, đang trân
trân trông xuống những thống khổ của con dân mình?

Một buổi sáng nọ, tôi và Amparo lái xe dọc bờ biển sau khi tham dự một hội

thảo chuyên đề về cấu trúc giai cấp của tầng lớp vô sản lưu manh. Tôi ngó thấy
mấy món đồ cúng tạ ơn bay trên bờ cát, những ngọn nến nhỏ, những tràng hoa
trắng. Amparo bảo tôi những thức ấy để dâng lên Yemanja, nữ thủy thần. Chúng
tôi dừng xe và nàng ra ngoài, bước e dè trên mặt cát, lặng yên đứng đó một lát.
Tôi hỏi nàng có tin không. Nàng giận dữ trả miếng: Làm sao tôi có thể nảy ra
trong đầu thứ suy nghĩ đó chứ? Rồi nàng lại nói, “Hồi xưa bà em hay đưa em tới
bờ biển này và bà cầu nguyện nữ thần phù hộ cho em lớn lên xinh đẹp, tốt bụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.