114
Con lắc lý tưởng có một dây treo rất mỏng, độ uốn và độ xoắn bằng không,
có chiều dài L, có khối lượng gắn với tâm tỉ cự. Đối với một vật thể hình
cầu, tâm tỉ cự là điểm chính giữa; với cơ thể con người, nó là điểm nằm ở
0,65 chiều cao tính từ chân lên. Nếu người bị treo cao 1m70, tâm tỉ cự của
anh ta nằm ở điểm 1m10 tính từ chân lên, và chiều dài L bao gồm khoảng
cách này. Nói cách khác, nếu khoảng cách từ đầu tới cổ người đó là 0,6 m
thì tâm tỉ cự là 1m70 - 1m10 = 0,6 m kể từ đầu và 0,6 - 0,3 = 0,3 m kể từ cổ
người đó.
Chu kỳ của con lắc đã được Huygens tính ra theo công thức sau:
T (đơn vị giây) = 2π
√g√L (1)
L tính theo đơn vị mét, π = 3,1415927..., và g = 9,8m/giây
2
Bởi vậy (1) cho ta:
T = 2 x 3,1415927
√9,8√L = 2,00709 √L
hoặc:
T = 2√L (2)
Lưu ý: T độc lập với cân nặng của người bị treo ấy. (Trong mắt Chúa, mọi
chúng sinh đều bình đẳng...)
Về con lắc đôi, một con lắc có hai quả cầu gắn vào cùng một sợi dây... nếu
bạn di chuyển A, A dao động; rồi sau một lúc nó dừng lại và B sẽ dao động.
Nếu hai quả cầu có khối lượng khác nhau hoặc chiều dài đoạn dây treo khác
nhau, năng lượng truyền từ quả này tới quả kia, nhưng chu kỳ của những
dao động này không bằng nhau... Độ lệch tâm này của chuyển động cũng sẽ
diễn ra nếu như, thay vì ban đầu khiến A dao động tự do bằng cách chuyển
nó từ trạng thái đứng yên sang chuyển động, bạn truyền lực đẩy vào hệ
thống đã chuyển động. Điều đó có nghĩa rằng, nếu gió thổi từng cơn mạnh
không đều nhau vào người bị treo cổ, sau một thời gian người đó sẽ trở nên
bất động và giá treo cổ sẽ dao động như thể người bị treo cổ chính là điểm
tựa của nó.
− Trích một Lá thư riêng của Mario Salvadorl,