Cô Bellingham giải thích, “Họ đã để tất cả các cổ vật vào chung một
chiếc tủ để người xem hình dung được những vậy dụng thông thường trong
lăng mộ tầng lớp quý tộc. Anh có thể thấy người chết được cung cấp đầy
đủ các vật dụng thường ngày. Đồ đạc, bàn ghế, bằng mực mà ông ta thường
dùng để viết lên giấy cói, và một nhóm người hầu chờ phục vụ.”
“Những người hầu đâu?” Tôi hỏi.
“Những bức tượng Ushabti nhỏ đó.” Cô trả lời, “Họ là những người
chứng kiến cái chết, hay cũng chính là người hầu của ông ta dưới cõi âm.
Đúng là một suy nghĩ kỳ quặc phải không? Nhưng tất cả đều toàn diện và
nhất quán nếu ta tin cuộc sống vẫn tồn tại sau khi thể xác mất đi.”
“Phải.” Tôi đồng tình, “Đây là cách công bằng duy nhất để phán xét một
hệ thống tôn giáo, mặc nhiên công nhận những đức tin chủ chốt. Nhưng
hẳn là phải vất vả lắm người ta mới mang được tất cả những thứ này từ Ai
Cập tới London.”
“Mà cũng không uổng, vì đây quả là một bộ sưu tập tuyệt đẹp và bổ ích.
Các cổ vật đều rất tinh xảo. Anh có thể để ý thấy các bức tượng Ushabti và
những cái đầu trên nắp bình nội tạng đều được tạo hình rất khéo. Cả bàn
chân xác ướp cũng đẹp, tuy lớp nhựa bitumen phết phía sau chẳng giúp ích
được gì, nhưng hẳn Sobekhotep đã từng là một người điển trai.”
“Chiếc mặt nạ đặt trên mặt là chân dung ông ta hả, tôi đoán thế?”
“Phải, thực ra còn hơn thế nữa. Ở một chừng mực nào đó, đây chính là
khuôn mặt thật của người này. Xác ướp được đặt trong áo quan làm theo
đúng hình người. Chiếc áo quan này được làm bằng từng lớp vải lanh hoặc
giấy cói gắn bằng keo hoặc xi măng. Khi xác ướp được đặt vào bên trong,
áo quan được ép theo hình người, vậy nên đường nét khuôn mặt và các chi
thường khá rõ ràng. Sau khi xi măng đã khô, chiếc áo quan được phủ một
lớp thạch cao mỏng và khuôn mặt được làm cho rõ nét hơn, sau đó các hình
trang trí và chữ được vẽ lên đó. Vậy nên anh có thể thấy trong áo quan, cơ
thể được phong kín hệt như hạt dẻ bên trong lớp vỏ của nó, khác với các