Bằng chứng thu thập được từ bản di chúc lại cho thấy ông Jellico là thu
phạm gây ra vụ mất tích, và sau khi đọc xong, tôi chắc chắn coi ông ta là
nghi can chính.
Nghi ngờ chỉ là một nhẽ, nhưng chứng tỏ được nó lại là chuyện khác, tôi
gần như không có chứng cứ để tố cáo ông ta, và tôi cũng không thể tới gặp
các quan chức của Viện bảo tàng mà chưa có lời buộc tội cụ thể. Khó khăn
lớn trong vụ này là tôi không thể khám phá ra động cơ của thủ phạm. Tôi
không thấy ông Jellicoe được hưởng lợi dưới bất kì hình thức nào từ vụ mất
tích. Phần thừa kế của ông ta là chắc chắn, dù người lập di chúc chết khi
nào và như thế nào. Việc giết người giấu xác chỉ có lợi cho riêng Hurst, và
khi thiếu đi những động cơ khả thi, các chứng cứ cần phải thuyết phục hơn
nữa.”
“Ông không có bất kì quan điểm nào về vấn đề động cơ?” Ông Jellicoe
hỏi.
Ông ta hỏi câu này bằng giọng nhẹ nhàng bình thản, tựa thể đang thảo
luận về một vụ việc kinh điển mà trong đó ông ta chỉ quan tâm dưới góc độ
chuyên môn. Quả thực, thái độ bình tĩnh, vẻ quan tâm hoàn toàn khách
quan mà ông ta thể hiện khi nghe những phân tích của Thorndyke, sự chăm
chú không thể lay chuyển, cộng với những cái gật đầu đồng tình sau mỗi
luận điểm chính là điều đáng ngạc nhiên nhất trong buổi nói chuyện kì lạ
này.
“Đúng là tôi có quan điểm riêng.” Thorndyke đáp, “Nhưng đó hoàn toàn
là phỏng đoán, tôi chưa thể xác nhận được là đúng hay sai. Tôi khám phá ra
rằng mười năm trước ông Hurst gặp khó khắn nhưng bỗng dưng kiềm đây
ra được một khoản tiền đáng kể, không ai biết là bằng cách nào hay sử
dụng những tài sản gì. Nhận thấy sự kiện đó trùng với thời điểm lập di
chúc, tôi ngờ rằng phải có sự liên quan nào đó giữa hai sự việc này. Nhưng
đó vẫn chỉ là phỏng đoán, trong khi chúng ta đã biết câu ngạn ngữ ‘Ai
chứng minh được thì mới là người khám phá ra’, tôi không thể chứng minh