cho thấy các công ty lớn và trưởng thành đã giao dịch với những dự án kinh
doanh nhỏ bé, tầm thường nhưng mang lại nhiều triển vọng to lớn cho chủ
sở hữu nó về sau. Nói cách khác, các tập đoàn lớn dường như thích được
khai thác bởi những kẻ mới mẻ và nhỏ bé.
Rachel: Điển hình của một nhà quản lý 80/20
Người bạn của chúng ta - Rachel - đã sử dụng những công ty khác để
sản xuất phần lớn sản phẩm, dịch vụ mà công ty của bà cung cấp. Dự án
được thực hiện bởi những nhà thiết kế cá nhân hay các công ty nhỏ bên
ngoài. Mọi hoạt động sản xuất đều được hoàn thành bởi “thành phần thứ
ba”. Việc buôn bán trong cửa hàng được coi sóc bởi người của Rachel, mặc
dù cửa hàng đó thuộc sở hữu và chịu sự điều hành của các công ty khác.
Rachel gặp nhiều hạn chế trong việc lặp lại hệ thống, thực hiện chiến lược
kinh doanh cũng như giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Rachel có thể tự làm những việc đó một mình với chính công ty của bà.
Vấn đề quan trọng duy nhất chỉ là thương hiệu sản phẩm mà người chủ đã
để lại cho bà khi khởi nghiệp. Song, cũng như tấm gương của Plymouth
Gin, chừng đó là đủ để Rachel có thể gầy dựng sự nghiệp từ một thương
hiệu “chết”. Bất chấp sản phẩm đó gần như không còn tiếng tăm gì trên thị
trường, bà đã xây dựng thêm ba thương hiệu hàng hóa khác từ trong đống
hỗn độn ấy.
Rachel đồng ý rằng: “Những gì mà tôi cần bây giờ là sự đảm bảo và sự
tự tin để trở thành thành viên của một tập đoàn lớn. Tôi nhận thức được
rằng tốt nhất là mình không nên dựa vào nguồn lực của công ty đó hay cách
thức hoạt động của nó. Tôi phải xây dựng một đội ngũ nhân viên riêng và
phải dựa trên chính thực lực của mình, cũng như những đơn hàng nhắm vào
các công ty bên ngoài. Tôi cho rằng mình đang khai thác các công ty khác
và tất nhiên có thể hoàn thành việc đó dựa trên chính khả năng tài chính của
mình - nếu chúng tôi có lòng tin và sự quyết tâm.”
Theo đuổi sự phát triển
Quá tải không phải là lý do duy nhất của những tập đoàn lớn để họ tìm
kiếm sự cộng tác với những công ty nhỏ và non trẻ hơn. Một nguyên nhân