Khi đã có danh sách các công ty như vậy, hãy tiếp cận xem nó có thể
cung cấp những gì bạn cần không. Nếu có, bạn có thể thuê họ (với mức giá
cố định hoặc chia doanh thu), mua lại hoặc “bắt tay” cùng kinh doanh với
công ty đó. Tóm lại, sự lựa chọn các hình thức này tùy thuộc vào những gì
bạn mong muốn. Thuê sẽ tốt hơn mua hẳn vì nó ít rủi ro và tiết kiệm vốn
cho bạn hơn, và việc mua lại sẽ tốt hơn hợp tác nếu bạn không muốn phải
“hy sinh” một phần lợi nhuận sau này của mình cho nó.
Để lựa chọn cách tiếp cận một công ty khác, hãy nghĩ xem bạn có thể
“giúp đỡ” nó như thế nào và phần lợi nhuận mà bạn kiếm được trong tổng
lợi nhuận của nó sẽ là bao nhiêu. Bạn không cần cố nghĩ xem ai sẽ thu được
lợi nhuận nhiều hơn từ việc hợp tác này. Bạn luôn luôn có những sự chọn
lựa khác.
2. Bám sát nguyên lý 80/20
Nguyên lý 80/20 “khắt khe” cho rằng với cùng lượng vốn và công sức
bỏ ra, bạn chỉ nên thực hiện những hoạt động nào mang lại giá trị trả về cao
nhất.
Nếu một hoạt động sinh lời thấp, bạn không nên làm hay cung cấp dịch
vụ đó. Nếu đó là một dịch vụ (hay hàng hóa) cần thiết buộc phải đi kèm
trong mua bán với khách hàng, hãy để các công ty khác làm giúp bạn. Ngay
cả những hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận vẫn có thể tốt hơn
nữa nếu bạn thực hiện bằng cách sử dụng những nguồn lực bên ngoài. Đó là
những trường hợp như khi hoạt động kinh doanh ấy tiêu tốn một nguồn tài
nguyên mà bạn có thể sử dụng nguồn tài nguyên này để tạo ra một giá trị
lợi nhuận cao hơn.
Để xây dựng một khu nghỉ mát, bạn cần phải cung cấp thêm một số sản
phẩm hay dịch vụ nhất định cho khách hàng. Những dịch vụ đi kèm sinh lợi
cao là những dịch vụ mà bạn chỉ tốn 20% (hay ít hơn) công sức nhưng thu
được ít nhất là 80% lợi nhuận. Với các hoạt động này, dịch vụ của bạn nhất
thiết phải khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và phổ biến hơn cho mọi
khách hàng.
Tuy nhiên, việc sáp nhập với các công ty khác để làm ít việc hơn và thu
lợi nhuận cao hơn cũng là một mối nguy hiểm đáng ngại. Nên nhớ rằng,