Những con người 80/20 không phải là những con người độc lập cô đơn.
Họ hợp tác với những người khác để tạo nên những tổ chức mới. Những tổ
chức này không phải là “xe” mà là một cái gì đó khác hơn. Có thể gọi
chúng là “máy bay” nếu bạn thích, miễn là một cái gì đó nhanh chóng và
mạnh mẽ.
Nói cho cùng thì sự hoán dụ này cũng có thể bị loại bỏ. Mỗi người là
duy nhất, cũng như những tổ chức mà họ tạo ra cũng là duy nhất. Những tổ
chức 80/20 mới phản ánh cá tính của mỗi cá nhân. Tổ chức phục vụ cho cá
nhân chứ không phải ngược lại. Những tổ chức 80/20 là kết quả của nỗ lực
chung, của cả nhóm cá nhân. Cá nhân kiểm soát sự tập trung này và những
giá trị thặng dư mà nó tạo ra.
Tại sao sự vươn lên của cá nhân lại thú vị đến
thế?
Tại sao tôi lại hứng thú với sự vươn lên của cá nhân? Một phần vì đó là
một cách nhìn hợp lý vào thực tế với những vấn đề mà cho đến nay chúng
ta vẫn còn đang vất vả tìm cách thích nghi với những quan điểm và cách tư
duy hiện tại của chúng ta.
Ví dụ, vài năm qua người ta bàn tán rất nhiều về “tài sản trí tuệ” và tầm
quan trọng ngày càng tăng của nó so với tài sản tài chính. Khái niệm này
khá trực giác nhưng cũng rất hữu ích, dù đồng vốn “thực” vẫn là mối quan
tâm hàng ngày của các CEO và thị trường tài chính.
Nghịch lý này có thể được giải thích như thế nào? Đơn giản hãy nhận ra
rằng tài sản trí tuệ thuộc về cá nhân chứ không phải tập đoàn. Tài sản trí tuệ
chỉ có thể được tạo ra bởi cá nhân. Ngoài bằng sáng chế, thương hiệu và sự
công nhận của pháp luật (điều này luôn luôn rất quan trọng), tài sản trí tuệ
sẽ không có giá trị gì trừ phi chúng được đổi mới hàng tháng, hàng tuần,
hàng ngày.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của tài sản trí tuệ có thể góp phần giải
thích tại sao quyền lực của cá nhân ngày càng tăng trong khi sức mạnh của
hệ thống tập đoàn ngày càng giảm. Việc biến tài sản trí tuệ thành sở hữu tập
đoàn, hay xem như cả hai là một, cũng giống như đổ rượu mới vào bình cũ.