trăm triệu đôla – và bản thân họ hầu như không nhận được gì cả. Đôi khi, vì
lý do xã hội hay từ thiện, những nhà sáng tạo này vui vẻ cho đi mà không
nhận. Tuy nhiên, đa số họ là những nhà quản lý làm việc trong các tập đoàn
vị lợi, ở đây những lợi nhuận mà họ làm ra phần lớn chảy vào túi các nhà
đầu tư thụ động.
Tại sao lại thế? Bởi vì những nhà sáng tạo này không nhận thức được cá
nhân họ đã tạo ra một giá trị lớn đến mức nào. Họ nghĩ rằng tập đoàn của
họ mới là nguồn tài sản cơ bản, và họ nghĩ như thế là công bằng khi họ
không nhận được gì hơn một số lượng kha khá. Tôi hy vọng có thể thuyết
phục được những người này – bạn có thể là một trong số họ - sử dụng sức
mạnh của mình để có được một phần thưởng xứng đáng với những gì họ đã
tạo ra.
Nếu có một khoảng cách quá lớn giữa những người tạo ra giá trị và
những người được nhận giá trị, nền kinh tế sẽ bị bóp méo và sự phát triển sẽ
chậm hơn tốc độ mà lẽ ra nó có thể có được. Nếu những cá nhân sáng tạo
được tưởng thưởng xứng đáng, họ sẽ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều nhiều
nữa, bởi vì họ có cả động lực tinh thần lẫn vật chất. Và điều đó sẽ khuyến
khích những nhà sáng tạo khác tiếp tục tiến lên.
Một hiện tượng mới: Tỷ phú 80/20
Nguyên lý 80/20 đã tạo ra cả một hiện tượng mới: những nhà tỷ phú
80/20. Những nhà lãnh đạo của các tập đoàn lớn như Black Entertainment
Television, Oracle hay Goldman Sachs vừa là các nhà quản trị vừa là những
ông chủ tỷ phú.
Với hầu hết mọi người, những tập đoàn này trông có vẻ khác biệt với
các tập đoàn khác như General Motors hay IBM duy nhất ở giá trị cao hơn
của chúng. Nhưng thật ra, những tập đoàn mới do chính chủ nhân của
chúng quản lý, nơi các nhà quản trị sở hữu không phải là các tùy chọn hay
những số vốn nhỏ xíu mà là hàng tỷ đôla cổ phần, có một đặc điểm rất đặc
biệt. Chúng là công cụ của những người sáng lập, tác động trực tiếp đến thị
trường vốn không phải bằng số vốn mà bằng giá trị cổ phần của chúng. Nếu