Đó chính là ý nghĩa bức vẽ người nhảy múa trong hang đá: đây không
phải là một người nhảy múa bình thường, mà là một người đang thực hiện
một điệu vũ theo lễ nghi. Và nhà họa sĩ ẩn mình dưới hầm, đốt đuốc để vẽ
những tranh đó, chính là một thợ vẽ kiêm phù thủy.
Anh ta vẽ nên những người đeo mặt nạ con thú và những con bò tót bị
thương, chính là để phù phép cho những cuộc đi săn thực sự của bạn mình
được thắng lợi.
Mà anh ta tin chắc rằng những bức vẽ đó là hiệu nghiệm.
Điều đó ngày nay đối với chúng ta hản là có vẻ kỷ dị và ngớ ngẩn.
Bây giờ, khi ta muốn xây nhà, chúng ta không nhại lại những động tác
của những người thợ nề và thợ mộc. Trước khi đi săn, chúng ta không cầm
súng mà nhảy múa. Nhưng nếu những lễ nghi đó là vô ích và ngớ ngẩn đối
với chúng ta bây giờ, thì thời xưa nó lại được tổ tiên chúng ta rất coi trọng.
Như vậy là đến đây thì chúng ta đã khám phá được bí mật của một trong
những bức vẽ kỳ dị nói ở trên; chúng ta đã hiểu người nhảy múa vẽ trong
hang đá đang làm cái gì.
Nhưng trên vách hang đá ta còn thấy những bức vẽ khác cũng kỳ dị
không kém.
Ta chắc còn nhớ cảnh được khắc họa trên mảnh ngà cũ kỹ: một con bò tót
chỉ còn sót lại có cái đầu và những cẳng trước, với những người đi săn đứng
xung quanh. Ý nghĩa bức vẽ đó ra sao?
Lời giải có thể tìm thấy không phải là ở châu Mỹ, mà lần này là ở miền
cực bắc của Liên Xô.
Ở một số vùng của miền Xi-bi-ri, cách đây mới chừng ba, bốn mươi năm
thôi, những người đi săn thường hay làm “lễ cúng cho gấu” mỗi khi giết
được một con gấu. Người ta rước gấu một cách long trọng về làng và trưng
bày gấu ở một chỗ trang trọng trong một ngôi nhà, đầu gấu đặt ở giữa hai
cẳng. Trước đầu gấu, có đặt mấy bức tượng con hươu nhỏ nặn bằng ruột bánh