CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 151

dài lông lá. Nhưng hai tay và hai chân thì y như người, nhất là tay nó lại đang
cầm cung. Nhìn kỹ hồi lâu mới nhận ra là một người khoác da bò tót.

Ngoài ra, còn nhiều hình vẽ khác hiện ra trên vách đá. Quả là một triển

lãm hội họa kỳ lạ!

Ngày nay, các họa sĩ làm việc trong những xưởng vẽ sáng sủa. Các bức

chúng ta treo trong các bảo tàng đều được chiếu sáng khá tốt.

Tại sao tác giả những bức vẽ đó lại trổ tài họa sĩ ở tận trong hang sâu này

như là che giấu không muốn kẻ khác trông thấy? Rõ ràng là người nghệ sĩ
thời tiền sử dày công tạo dựng những bức tranh không phải để cho người đời
ngắm nhìn. Nếu như vậy thì những nghệ sĩ ấy vẽ các bức họa đó để làm gì?
Và ý nghĩa những hình vẽ những người hóa trang giả làm súc vật nhảy múa
là thế nào?

BÍ MẬT ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

Muốn hiểu điều bí mật này, mời các bạn hãy đọc đoạn văn sau đây mô tả

điệu múa của những người đi săn thời xưa:

“Nhiều người đi săn tham dự cuộc nhảy múa. Mọi người đều đội tấm da

lột ở đầu con bò tót, hay đeo một cái mặt nạ có sừng giả làm bò tót. Người
nào cũng cầm cung hay cầm giáo ở tay. Điệu múa bắt chước các động tác
cuộc đi săn bò tót. Khi một người múa đã mệt, anh ta giả tảng ngã lăn ra. Lúc
đó một người khác lấy cung bắn cho anh ta một mũi tên cùn: chú “bò tót” kia
trúng tên bị thương rồi. Người ta cầm cẳng lôi “nó” ra ngoài vòng múa nhảy
và vung ve dao trên mình “nó”. Rồi người ta bỏ mặc “nó” nằm đấy, và một
người khác cũng hóa trang làm bò tót vào nhảy múa thay. Đôi khi cuộc nhảy
múa kéo dài như thế vài ba tuần lễ không nghỉ”.

Tác giả đoạn văn đã quan sát được cuộc nhảy múa đó ở đâu vậy?

Chính là ở vùng những người da đỏ thuộc thảo nguyên Bắc Mỹ ngày nay

hãy còn giữ nguyên một số phong tục cũ của ông cha từ thời tiền sử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.