CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 166

Đáng lẽ phải nói: “Người ta đem thịt cho chó” thì khi ấy họ nói là: “Với

bàn tay người, thịt đã được đem cho chó...”

Vậy thì ai đã lấy thịt cho chó “với bàn tay người”?

Tất nhiên, đó là một sức mạnh thầm kín, bí mật đã dùng tay người như

dùng một dụng cụ...

Đáng lẽ nói: “Tôi đan áo”, người da đỏ xứ Đa-cô-ta nói: “đan áo bằng

tôi”, tựa như con người giống như một cái kim đan vậy.

Những tàn tích của ngôn ngữ xưa cũ đến nay cũng còn sót lại trong những

dân tộc ở châu Âu.

Thí dụ, người Pháp vẫn nói: “Trời mưa”, “Trời rét”. Thế là có một ông

“Trời” điều khiển thế giới!

Những tàn tích của lối nghĩ và lối nói thời xưa cũng không thiếu gì trong

tiếng Nga.

Người Nga nói: “Nó đã bị sét đánh chết”.

Vậy ai là kẻ đã dùng sét để đánh chết người? Cũng vẫn cái sức mạnh bí

mật đó.

Hoặc là, “làm nó quằn quại”, “làm nó phát sốt”. Cái gì làm nó quằn

quại, cái gì hoan hỉ với cái đau khổ của nó, với điều bất hạnh của nó?

Cũng không rõ nốt, cái bí ẩn đó có mặt cách vô hình và trong các từ ngữ

“trời đã sáng”, “trời hửng sáng”, “mưa phùn”.

Ngày nay chúng ta không còn tin ở những sức mạnh huyền bí nữa. Nhưng

ngôn ngữ của chúng ta vẫn còn giữ nguyên những tàn tích của ngữ vựng từ
thời kỳ con người còn tin ở sức mạnh ấy.

Thí dụ ta nói: “Cái đồng hồ của tôi đã tìm thấy rồi”, tuồng như là chẳng

phải chúng ta đã tìm lại được cái đồng hồ đó, mà tự cái đồng hồ đã trở về bàn
tay ta như có phép lạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.