“người hươu giết”. Từ rất khá dài, đọc khó, mà nghĩa thì tối.
Trong từ ấy, ai là kẻ giết, và ai bị giết? Phải chăng là người đã giết hươu,
hay là người và hươu cùng giết một người khác, hoặc là một kẻ thứ ba đã giết
cả người lẫn hươu?
Nhưng người I-u-ca-ghi-a thì hiểu rất rõ nghĩa của từ đó. Họ dùng từ ấy
để chỉ “người đã giết con hươu”.
Do đâu mà có danh từ lạ lùng đó?
Nó đã có từ thời xa xôi khi con người chưa dùng tới đại từ “tôi”. Anh ta
chưa hiểu được rằng chính anh đã lao động, săn bắn, đuổi theo và giết những
con hươu. Đối với anh, thắng lợi đó không phải là của anh ta, mà là của cả thị
tộc của anh, hay đúng hơn, là thắng lợi của cái sức mạnh bí mật thống trị thế
giới. Anh cảm thấy mình còn quá yếu ớt đứng trước thiên nhiên mà anh
không cai quản nổi.
Tuân theo mệnh lệnh của những sức mạnh thần bí nào đó, “người giết
hươu” hôm nay thì thắng lợi hoàn toàn, nhưng ngày mai lại thất bại và đi săn
về tay không. Trong từ “người giết hươu” không có chủ từ hành động, vả lại
làm sao mà người tiền sử có thể hiểu được là phần chủ động thuộc về ai, về
anh hay về con hươu? Theo ý anh, chính người che chở bí ẩn của anh, tức là
ông tổ chung của hươu và con người, đã ban cho người đi săn hươu đó.
Di tích của những thời kỳ con người tự coi mình là một công cụ đơn
thuần trong tay những lực lượng thầm kín, hãy còn sót lại nhiều trong từ ngữ.
Người ta tìm thấy những di tích đó ở tất cả các trình độ phát triển của ngôn
ngữ, từ ngôn ngữ cổ xưa nhất cũng như những ngôn ngữ mới nhất.
Thí dụ người dân tộc Súc-xơ nay vẫn còn nói: “Với bàn tay người, thịt đã
được đem cho chó”.
Câu đó đối với ta thì nghe khó lọt tai. Nó thuộc về một ngôn ngữ đã thành
hình từ rất lâu đời, ở vào một giai đoạn phát triến nhất định của ngôn ngữ đó,
khi con người còn suy nghĩ theo một phương hướng khác hẳn bây giờ.