khứ. Đó là một điều chắc chắn. Vì rằng trong ngôn ngữ đã đúc kết kinh
nghiệm của hàng trăm, hàng nghìn thế hệ còn giữ lại cho mãi đến ngày nay.
Song việc làm này cũng không đơn giản chút nào. Đâu phải muốn làm tốt
việc đó là chỉ có việc ngồi vào bàn mà lục lọi, đào bới trong các cuốn từ điển
là xong.
Để đi tìm những từ ngữ cổ xưa, những nhà nghiên cứu phải lặn lội khắp
nơi, khi thì phải leo lên những ngọn núi, khi thì phải vượt qua các đại dương.
Có khi ở một dân tộc rất nhỏ bé sống bên vách núi lại có thể tìm được những
từ ngữ cổ nhất của loài người mà ở các dân tộc khác lại không sao tìm nổi.
Mỗi một ngôn ngữ giống như một chỗ nghỉ chân trên con đường dài dằng
dặc của loài người. Ngôn ngữ của các bộ tộc săn bắn ở châu Úc hay ở Tân
Ghi-nê là những chỗ nghỉ chân mà nhiều dân tộc đã đi qua từ lâu. Do vậy mà
các nhà nghiên cứu đã phải bơi qua các đại dương để đến một bộ tộc nào đó
trong các bộ tộc Pô-li-nê-diêng, tìm kiếm những khái niệm cổ, những từ ngữ
cổ và thành ngữ cổ mà các bộ tộc khác đã lãng quên.
Trong các cuộc tìm kiếm này, các nhà nghiên cứu đã phải đi sâu vào các
sa mạc miền nam, hay đến các đài nguyên ở phương bắc.
Trong ngôn ngữ của các dân tộc tận cực bắc, vẫn còn giữ lại được những
từ ngữ của những thời chưa có khái niệm về sở hữu cá nhân. Con người chưa
biết được ý nghĩa của những khái niệm: “vũ khí của tôi” “ngôi nhà của
tôi”...