Cứ mặc sức cho chủ nhà kể để kiểm tra lại những điều dự đoán của chúng
ta có đúng hay không? Thử xem ta có hiểu được những tác phẩm hội họa, mà
hình như chủ nhà có chú tâm vẽ lên “tường nhà” để cho khách xem, hoặc là
vẽ ngay trên những tấm bùa hộ mệnh làm bằng xương và sừng của những con
thú săn được.
Làm cách nào buộc người chủ phải nói, khi mà những mẩu tro tàn của cái
bếp cổ sơ ấy đã bị gió cuốn đi từ lâu, những mảnh xương của người nguyên
thủy đã biến thành tro bụi? Những con người tiền sử đó ở trong cái hang này
đã chế tạo ra những công cụ từ những mảnh đá lửa, từ những chiếc sừng của
những con thú săn được, khâu những chiếc áo từ những tấm da thú còn
nguyên lông lá. Thật rất hiếm hoi mới tìm thấy một chiếc sọ khô ráo, vàng
khè dưới lòng đất.
Nhưng bằng cách nào để cho chiếc sọ này biết lên tiếng?
Khi chúng ta tiến hành những cuộc khai quật trong hang, chúng ta đã tìm
thấy những mảnh xương, những mẩu công cụ. Nhờ có những mảnh công cụ
này mà ta có thể hiểu được người nguyên thủy đã lao động và sáng tạo như
thế nào.
Nhưng làm thế nào để tìm ra những vết tích của ngôn ngữ cổ xưa?
Có chăng là phải đi vào ngôn ngữ nhân loại đang nói mà tìm.
Để tìm kiếm những thứ này, chắc chắn không cần đến chiếc xẻng. Vì
không cần phải đào bới dưới lòng đất, mà “đào bới” trong các cuốn từ điển.
Mỗi ngôn ngữ, mỗi cuốn từ điển đều giữ lại những dấu vết quý giá của quá