Trước khi nhà bác học Sác-lơ Đác-uyn lập ra thuyết về nguồn gốc các
loài thì câu hỏi đó chưa ai giải đáp được. Về sau nhiều nhà bác học khác đã
kế tiếp sự nghiệp của Đác-uyn, trong số đó có hai nhà bác học Nga là Cô-va-
lép-xki và Ti-mi-ri-a-dép. Những công trình nghiên cứu đó đã giải thích rõ
ràng những điều trước kia rất bí hiểm đối với tổ tiên chúng ta.
Mọi sinh vật đều thích ứng với môi trường của nó, với khu vực sinh tồn
của nó ở trên thế giới. Nhưng mọi thứ trên trái đất cũng luôn luôn biến đổi:
khí hậu nóng trở thành lạnh, núi cao mọc lên ở nơi đồng bằng, biển cả lùi
bước trước đà tiến của các lục địa, loài tùng, bách nhường chỗ các loài cây có
lá.
Khi mọi vật xung quanh biến đổi thì các sinh vật ra sao?
Bản thân chúng nó cũng biến đổi theo.
Nhưng những biến đổi của các sinh vật không phụ thuộc vào ý chí của
chúng. Con voi không thể từ bỏ thức ăn thực vật để ăn thịt được; con gấu
không thể kêu bức và trút bỏ bộ lông dày xụ đi được.
Những biến đổi của các sinh vật là ở ngoài ý muốn của chúng. Chúng
biến đổi vì cần phải thích nghi với thức ăn mới, với cuộc sống mới. Mà
những thay đổi đó không phải là lúc nào cũng có lợi cho chúng.
Nhiều khi, đặt vào những điều kiện mới lạ, những động vật và thực vật đó
bị mòn mỏi suy yếu dần, vì mất đi những hoàn cảnh thuận lợi mà tổ tiên
chúng hằng quen thuộc.
Chúng bị cái đói, cái rét, hạn hán và khí nóng hành hạ. Chúng trở thành
mồi ngon của kẻ thù. Con cháu chúng sinh ra và lớn lên lại còn khổ hơn và
càng kém thích nghi với cuộc sống.
Rồi kết cục những con vật và giống cây đó bị tiêu diệt vì không thích ứng
được với những biến đổi ở xung quanh.
Nhưng cũng có thể xảy ra hiện tượng là trong số những con cháu không
thích nghi với môi trường mới đó, có loài tốt hơn, thích nghi với môi trường