mà các loài sinh vật dưới nước đã dần dần thích ứng được với đời sống trên
cạn.
Nhờ sự biến dị đã xuất hiện nhiều dạng mới của vây, mang, bong bóng.
Sự sàng lọc tự nhiên chỉ giữ lại những đặc điểm có ích và loại bỏ những
cái gì không thích hợp để sống được ở trên cạn.
Tính di truyền những đặc điểm ấy vào những thế hệ sau, tích tụ làm cho
chúng trở thành cố định.
Lịch sử của giống ngựa đã được Cô-va-lép-xki nghiên cứu kỹ, càng bổ
ích hơn.
Ngày nay chúng ta khó lòng tin được rằng con ngựa là dòng dõi một con
vật nhỏ trong rừng thời xưa, nó có thể đi lại thoải mái giữa các rừng cây lớn,
nhảy qua một cách khéo léo các thân cây đổ. Con vật đó không có móng như
con ngựa bây giờ; chân nó có năm ngón, những ngón đó có vuốt nhọn, giúp
ích cho nó lúc đi trên mặt đất gỗ ghề trong rừng.
Các rừng cây thưa thớt dần, nhường chỗ cho các thảo nguyên. Dần dần tổ
tiên của con ngựa bắt buộc phải đi ra những chỗ thưa cây trống trải, ở đó nếu
gặp nguy thì không có chỗ án nấp: chỉ còn một cách thoát nạn là chạy trốn.
Cái trò chơi đuổi bắt ở nơi trống trải đã thay thế trò chơi ẩn nấp trong rừng,
trò chơi này đã kết thúc có hại cho nhiều loài vật ở rừng. Lúc đó, chỉ những
con nào có cẳng dài và nhanh nhẹn thì mới thoát khỏi nanh vuốt của thú dữ.
Ở đây cuộc sống cũng tiến hành một cuộc sàng lọc, chỉ giữ lại những thay
đổi có ích, nghĩa là có thể giúp cho con vật chạy nhanh, còn tất cả những gì
không thích hợp thì loại bỏ.
Nhờ có cuộc thử thách mà cuộc sống buộc tổ tiên loài ngựa phải trải qua,
đã chứng minh rằng: muốn chạy nhanh thì không cần tới nhiều ngón chân,
mà chỉ cần một ngón là đủ, song ngón đó phải cứng và khỏe.
Thế là thấy xuất hiện những con ngựa lúc đầu có ba ngón, rồi hai ngón
chân. Con ngựa hiện nay chân chỉ có một ngón, có móng rất cứng.