hơn. Và các thế hệ sau sẽ sống được. Nếu như chúng kế thừa được những đặc
tính tốt của cha ông. Và những thế hệ tiếp sau, ở một số trong muốn vàn con,
cháu, chút, chít có thể xuất hiện thêm các bản tính có giá trị nào đó, có ích
cho sự tồn tại của nòi giống. Những bản tính thích nghi với môi trường đó
đồng thời lại di truyền cho các thế hệ kế sau. Ta thấy đó, rõ ràng là con cháu
không hoàn toàn giống ông cha nữa. Và bản chất của nó đã đổi khác. Cái mà
tổ tiên chúng không thích nghi thì chúng lại thích nghi. Hình như chúng đã
thích nghi và hòa hợp với điều kiện mới của cuộc sống. Thế là đã xảy ra một
cuộc sàng lọc tự nhiên: những giống nào không thích ứng được với điều kiện
mới của môi trường thì dần dần bị diệt vong, giống nào thích nghi thì sinh
tồn.
Đác-uyn nhận xét rằng ở trên các đảo có gió mạnh, những côn trùng
thường bị đẩy ra biển, thì thường có những loại sinh vật bay rất tốt hoặc là rất
tồi. Ông đã tìm được dẫn chứng rất xác thực để minh họa cho nhận xét của
mình. Những sinh vật bay tốt là những sinh vật có khả năng chống trả được
với gió biển, còn những sinh vật bay tồi là những sinh vật chỉ bay là là trên
mặt đất để được cây cỏ và cành lá che chở cho. Những cái cánh ngắn và yếu
đuối đối với chúng không phải là một thiếu sót mà là ưu điểm. Rõ ràng là qua
đây ta thấy rất rõ một sự chọn lọc tự nhiên.
Lịch sử trái đất đầy rẫy những thí dụ về biến chuyển của các sinh vật theo
sự biến đổi của điều kiện sống.
Hãy lấy sự biến chuyển từ loài cá sang loài lưỡng cư làm ví dụ.
Sự biến chuyển này diễn ra ở các biển, các hồ bị khô cạn. Vì không thích
nghi được với điều kiện mới, cá chết và ít dần đi. Chỉ sống sót lại những con
cá nhịn nước được lâu. Khi trời nắng hạn cao độ, chúng vùi mình dưới bùn
hoặc dùng vây thay chân để lết tới vũng nước gần nhất.
Di truyền giữ lại những biến đổi nhỏ nhất trong cơ thể của chúng, miễn là
có ích cho chúng ở trên cạn. Dần dần bong bóng cá biến thành phổi, đôi vây
cá phát triển thành chân... Như vậy, do di truyền, do biến dị và do sự sàng lọc