Tối đến, trong số những người bảo vệ dinh lũy, người nào còn sống sót thì
lại rút vào trong thành. Cuộc chiến đấu tạm ngừng để sáng hôm sau lại tiếp
tục dữ dội hơn trước.
Thời gian trôi qua. Tinh thần của những chiến sĩ bảo vệ thành lũy vẫn
kiên cường, nhưng họ bắt đầu bị nạn đói đe dọa. Nạn đói còn nguy hiểm hơn
cả lưỡi kiếm, mũi tên của quân thù.
Rồi tới một ngày kia, trong kho thóc lúa đã cạn và dầu mỡ chỉ còn dính
lọ. Khắp thành vang lên tiếng kêu khóc, rên la của con trẻ vì đói, những
người đàn bà thì lặng lẽ lau nước mắt để không làm cho những người đàn ông
phải tức giận.
Mỗi ngày, số chiến sĩ xông ra trận lại càng ít đi. Cuối cùng, quân thù bám
sát họ, kéo vào trong thành. Thôi thì mặc sức tàn phá, giết chóc: thây chất
thành đống, thành quách tan hoang. Số rất ít người dân trong thành còn sống
sót, cả trẻ em lẫn người lớn, đều bị bắt làm nô lệ, đi theo sau bọn người chiến
thắng trở về.
NHỮNG NGÔI MỘ KỂ CHUYỆN GÌ VỀ ĐỜI SỐNG NGƯỜ1
XƯA
Trong những thảo nguyên mênh mông ở miền nam nước Nga, có nhiều
chỗ người ta trông thấy những mô đất cao. Ngày nay không ai có thể nói cho
ta hay là những mô đất đó đã xuất hiện từ bao giờ và như thế nào?
Nếu các bạn cố tình dò hỏi các cụ già, có lẽ có cụ già sẽ báo bạn rằng đó
là “mộ của dòng họ Ma-mai”, hoặc là “mộ của các cô gái họ Ma-mai”.
Nhưng cụ già đó sẽ không thể nào giải thích thêm được dòng họ “Ma-mai”
đó là ai, họ sống ở đấy thời nào?
Nếu cụ già ấy là người mau mồm miệng, có lẽ sẽ mách thêm với bạn rằng
“Đức ông” (tức là ông chúa của vùng này trước kia) đã từng bắt dân đào bới
ở một trong những mô đất đó trong nhiều năm, để tìm một kho tàng chôn