Nhưng kỳ lạ chưa! Có nhiều hòn đá cuội không nhẵn nhụi mà lại gồ ghề
như có bàn tay nào đẽo gọt ở hai mặt. Do đâu mà đã có hình dạng đó? Tất
nhiên không phải do tác động của nước chảy, vì nước chảy chỉ làm đá mòn
nhẵn đi.
Những hòn đá cuội kỳ lạ đó được một nhà thông thái ở địa phương tên là
Bút-sê Đờ Péc-tơ chú ý. Nhà bác học này đã sưu tầm một lô rất phong phú
những vật đặc biệt, tìm thấy dưới những lớp đất trên bờ sông Xom, bao gồm
những ngà voi “ma-mút” khổng lồ, những sừng tê giác, những xương sọ của
giống gấu ở hang... Chắc hẳn những con quái vật đó trước kia đã đến đây
uống nước, như những con ngựa, cừu ta nuôi bây giờ.
Còn dấu vết con người tiền sử thì ông Đờ Péc-tơ đã dày công tìm kiếm
mà chẳng thấy gì.
Nhưng rồi ông chú ý đến những hòn đá cuội kỳ dị kia còn nằm trong đất
cát. Ai đã đẽo gọt những hòn đá đó? Ông Đờ Péc-tơ cho rằng chỉ có thể là
con người mà thôi.
Nhà bác học cảm động ngắm nghía các hòn đá cổ xưa. Không tìm thấy
xương của những người nguyên thủy, nhưng những hòn đá kia chẳng phải là
kết quả lao động của những con người đó ư? Chỉ có bàn tay con người mới
có thể đẽo gọt được những hòn đá đó.
Ông Đờ Péc-tơ liền viết một cuốn sách về kết quả tìm tòi của ông, đặt tên
một cách táo bạo là: “Bàn về sự sáng tạo - Luận về nguồn gốc và sự tiến hóa