CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 60

của các sinh vật”.

Đến đây thì công việc trở nên phức tạp. Cũng giống như giáo sư Đuy-boa

sau đó, nhà bác học Đờ Péc-tơ bị cả một lô đối phương nhao nhao công kích
rất dữ dội, cả những nhà khảo cổ học nổi tiếng cũng ra sức chứng minh rằng
nhà khảo cứu nghiệp dư tỉnh lẻ kia hoàn toàn chẳng hiểu biết tí gì về khoa
học, còn những lưỡi “rìu” đá kia chỉ là giả mạo và cuốn sách đó cần phải kết
án về tội đã chống đổi nguyên lý đạo Cơ-đốc về thuyết Thượng đế sáng tạo
muôn loài...

Cuộc tranh luận giữa ông Đờ Péc-tơ và các đối phương kéo dài suốt mười

lăm năm ròng.

Nhà bác học Đờ Péc-tơ đã già, râu tóc đã bạc phơ, nhưng vẫn kiên quyết

bảo vệ giả thuyết của mình và khẳng định về nguồn gốc xa xưa của loài
người. Sau cuốn sách đầu tiên kia ông còn viết thêm một cuốn thứ hai, rồi
một cuốn thứ ba nữa.

Lực lượng hai bên thật quá chênh lệch. Thế mà chính ông Đờ Péc-tơ đã

thắng. Đó là nhờ sự tiếp sức của các nhà địa chất học Lai-en và Pơ-rét-vích.
Hai ông này đã đến thung lũng sông Xom, nghiên cứu các công trường làm
đá và các đồ vật mà ông Đờ Péc-tơ đã sưu tầm. Và sau khi đã nghiên cứu tỉ
mỉ, hai ông tuyên bố rằng các công cụ tìm ra đó quả thực là của những con
người sống trên đất nước Pháp thời thượng cổ, khi ấy tại nơi đây còn có cả
voi và tê giác.

Cuốn sách của ông Lai-en mang tên là “Chưng cớ địa chất về nguồn gốc

cổ xưa của loài người” đã buộc bọn đối địch với ông Đờ Péc-tơ phải câm
miệng. Nhưng lúc đó bọn chúng lại đưa ra luận điệu là nhà bác học Pháp kia
có phát hiện được điều gì mới mẻ đâu; những công cụ thời tiền sử đó người ta
đã biết đến từ bao lâu rồi...

Về điểm này, ông Lai-en nhận xét một cách sắc sảo rằng: “Mỗi khi khoa

học khám phá ra điều gì quan trọng, lúc đầu người ta bảo điều đó trái với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.