Những công cụ cổ xưa nhất như vậy, mà ta thường tìm thấy vùi sâu dưới
đất, giống hệt những mảnh đá do thiên nhiên chế tác, đến nỗi đôi khi cũng
khó mà nói chắc được rằng người chế tác ra nó là ai: con người, dòng nước,
hay đơn giản là tiết trời cùng với nước tạo nên.
Nhưng còn tìm thấy những dụng cụ khác, mà đối với loại này thì ta không
còn có lý do gì để nghi ngờ nữa. Ở những bãi cát trên bờ sông và trong những
lòng sông cũ này đã bị cát với đất sét lấp đầy, người ta đã tìm tòi và phát hiện
được cả những công xưởng thời tiền sử. Ở đây có những rìu đẽo hai mặt đã
làm xong hẳn, lẫn với những mảnh đá ghè vỡ ra để dự trữ.
Ở Liên Xô những rìu đẽo như vậy đã tìm thấy ở miền nam, ở Ác-mê-nhia,
ở những miền đất biển bồi gần Xu-khu-mi, và trong hang Kích-cô-ba vùng
Crưm.
Quan sát kỹ những hòn đá người thời xưa dùng để mài thành những rìu
đẽo hai mặt, ta hãy còn thấy rõ dấu vết những chỗ bị ghè vỡ và dấu vết những
chỗ được mài gọt cho nhẵn nhụi. Không bao giờ tự nhiên có thể làm được
những việc tương tự. Chỉ con người mới có thể chế tạo được những công cụ
đó.
Điều đó thực ra cũng dễ hiểu: tự nhiên hành động không nhằm một mục
đích rõ rệt, một chương trình vạch sẵn từ trước. Nước xoáy va chạm làm mòn
sỏi đá một cách vô tình. Con người làm biến đổi hình dạng các hòn đá một
cách có ý thức, nhằm một mục đích định sẵn. Lần đầu tiên trên mặt đất thấy
xuất hiện những kế hoạch, những mục tiêu. Con người bắt đầu sửa chữa, cải